Dung dịch A có chứa m gam chất tan gồm Na2CO3 và NaHCO3. Nhỏ từ từ đến hết 100ml dung dịch gồm HCl 0,4M và H2SO4 0,3M vào dung dịch A, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,04 mol CO2 và dung dịch B. Nhỏ tiếp Ba(OH)2 dư vào dung dịch B thu được 18,81 gam kết tủa. Giá trị m làA. 9,72. B. 9,28. C. 11,40. D. 13,08.
Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp của bảng tuần hoàn có khối lượng 8,5 gam X tan hết trong nước. Để trung hoà dung dịch thu được sau khi hoà tan X cần 0,3 lít dung dịch H2SO4 0,5M. Xác định A, B và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?A. Na, K, mNa = 4,6 gam; mK = 3,9 gam. B. Na, K, mNa = 2,3 gam; mK = 6,2 gam. C. Li, Na, mLi = 1,4 gam; mNa = 8,1 gam. D. Na, K, mNa = 6,9 gam; mK = 1,6 gam.
Nhận định nào sau đây là không đúng?A. Kim loại natri, kali tác dụng được với nước ở điều kiện thường, thu được dung dịch kiềm. B. Sục khí CO2 vào dung dịch natri aluminat, thấy xuất hiện kết tủa keo trắng. C. Nhôm tác dụng được với dung dịch natri hiđroxit. D. Sắt là kim loại nhẹ, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, đặc biệt có tính nhiễm từ.
Hòa tan hết m gam hai kim loại Na, K có số mol bằng nhau vào 500 ml dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 1M thu được dung dịch X. Biết 1/5 dung dịch X hòa tan tối đa 1,02 gam nhôm oxit, giá trị của m làA. 37,2 hoặc 49,6. B. 44,64 hoặc 47,12. C. 43,1 hoặc 4,805. D. 18,86 hoặc 24,8.
Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị dưới đây.Giá trị của a, b tương ứng làA. 0,3 và 0,2. B. 0,2 và 0,3. C. 0,2 và 0,4. D. 0,2 và 0,2.
Hoà tan hoàn toàn 1,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y (MX< MY) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí H2(đktc). Kim loại X làA. Li. B. Na. C. Rb. D. K.
Thể tích dung dịch NaOH 1M cần cho vào dung dịch chứa 0,15 mol Ba(HCO3)2 và 0,1 mol BaCl2 để thu được kết tủa có khối lượng lớn nhất làA. 300 ml. B. 150 ml. C. 250 ml. D. 200 ml.
Cho 30,24 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgCO3 và Mg(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 28,57% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 1,64 mol NaHSO4, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa có khối lượng 215,08 gam và hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2, CO2 và H2 (trong đó số mol của N2O bằng số mol của CO2). Tỉ khối hơi của Z so với He bằng a. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?A. 6,5 B. 7,0 C. 7,5 D. 8,0
Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là?A. 3,94 gam. B. 7,88 gam. C. 11,28 gam. D. 9,85 gam.
Cho các nhận định sau:(1) Ca(OH)2 là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước. Nước vôi trong là dung dịch Ca(OH)2.(2) Hợp kim Na - K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.(3) Tinh thể Al2O3 có lẫn tạp chất Fe2+, Fe3+ và Ti4+ ta có saphia dùng làm đồ trang sức.(4) Cho Ca vào dung dịch CuSO4 thu được đồng kim loại.(5) Tính cứng vĩnh cửu là tính cứng gây nên bởi các muối sunfat và clorua của canxi và magie.(6) Nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.(7) Khi cho từ từ a mol bột Al vào dung dịch chứa 3a mol FeCl3, sau phản ứng thu được Fe.Số nhận định đúng làA. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến