Để tác dụng hết a mol triolein cần dùng tối đa 0,6 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,25. C. 0,20. D. 0,30.
(C17H33COO)3C3H5 + 3Br2 —> (C17H33Br2COO)3C3H5
—> a = nBr2/3 = 0,2 mol
Cho các phát biểu sau: (1) Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch. (2) Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương, làm phấn viết bảng,…. (3) Khi cho CrO3 tác dụng với nước tạo thành dung dịch chứa hai axit. (4) Al(OH)3 vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với dung dịch HCl. (5) Để dây thép ngoài không khí ẩm, sau một thời gian thấy dây thép bị ăn mòn điện hoá. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Cho các phát biểu sau: (1) Các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố cacbon. (2) Trong tự nhiên, các hợp chất hữu cơ đều là các hợp chất tạp chức. (3) Phản ứng thủy phân este trong dung dịch kiềm là phản ứng một chiều. (4) Lên men glucozơ thu được etanol và khí cacbonoxit. (5) Phân tử amin, amino axit, peptit và protein nhất thiết phải chứa nguyên tố nitơ. (6) Các polime sử dụng làm chất dẻo đều được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Cho các bước để tiến hành thí nghiệm tráng bạc bằng anđehit fomic: (1) Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch HCHO vào ống nghiệm. (2) Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. (3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-70°C trong vài phút. (4) Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Thứ tự tiến hành đúng là
A. (4), (2), (3), (1). B. (1), (4), (2), (3).
C. (4), (2), (1), (3). D. (1), (2), (3), (4).
Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit của kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là
A. Cu và Fe. B. Fe và Cu.
C. Zn và Al. D. Cu và Ag.
Nhúng 2 lá kim loại Zn và Cu vào dung dịch axit H2SO4 loãng rồi nối 2 lá kim loại bằng một dây dẫn có gắn 1 điện kế, một pin điện hoá được hình thành.
Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Lá Zn là cực âm và lá Cu là cực dương của pin điện.
B. Dòng electron chuyển từ lá kẽm sang lá đồng qua dây dẫn.
C. Không có bọt khí H2 sinh ra trên bề mặt lá Cu.
D. Thí nghiệm trên mô tả cho quá trình ăn mòn điện hóa học.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến