Đem 1 lượng dung dịch CH3COOH 20% tác dụng vừa đủ với 10,6 gam Na2CO3, sau phản ứng thu được dung dịch A và khí B. a) Tính thể tích khí B ở đktc. b) Tính C% dung dịch A.
nNa2CO3 = 0,1
2CH3COOH + Na2CO3 –> 2CH3COONa + CO2 + H2O
0,2……………..0,1………………0,2………….0,1
V CO2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít
mCH3COOH = 0,2.60 = 12 gam
—> mddCH3COOH = 12/20% = 60 gam
—> mddCH3COONa = mddCH3COOH + mNa2CO3 – mCO2 = 66,2
—> C% CH3COONa = 0,2.82/66,2 = 24,77%
Điện phân 400ml NaCl 1M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, khi tổng thể tích khí thu được ở 2 điện cực bằng 6,72 lít (đktc) thì dừng điện phân. Thêm 100ml AlCl3 0,85M vào dung dịch sau điện phân thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 6,63 gam B. 3,12 gam C. 3,51 gam D. 3,315 gam
Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m và V lần lượt là
A.10,16 và 0,448 B.11,28 và 0,896 C.11,28 và 0,448 D.10,16 và 0,896
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2CO3; K2CO3; BaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được khí X và dung dịch Y. – Để hấp thụ hoàn toàn khí Y cần lượng tối thiểu 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M – Cô cạn dung dịch Y thu được 51,15 g muối khan. Giá trị của m?
A. 47,85 B. 58,5 C. 44,55 D. 54,45
Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,52. B. 2,22. C. 2,62. D. 2,32.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hh X trên vào một lượng dư dung dịch axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 11,5. B. 10,5. C. 12,3. D. 15,6.
Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất:
A. K3PO4, K2HPO4. B. K2HPO4, KH2PO4.
C. K3PO4, KOH. D. H3PO4, KH2PO4.
Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hh gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít. B. 0,6 lít. C. 0,8 lít. D. 1,2 lít.
Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 151,5. B. 137,1. C. 97,5. D. 108,9.
Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 10,8 và 4,48. B. 10,8 và 2,24. C. 17,8 và 2,24. D. 17,8 và 4,48.
Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là
A. 21,95% và 2,25. B. 78,05% và 2,25. C. 21,95% và 0,78. D. 78,05% và 0,78.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến