Đem đốt cháy hết 2,349 gam nicotine thu được N2, 1,827 gam H2O và 6,38 gam CO2. Công thức đơn giản của nicotine là ?
A. C6H15N B. C7H9N C. C5H7N D. C5H9N
nC = nCO2 = 0,145
nH = 2nH2O = 0,203
—> nN = (2,349 – mC – mH)/14 = 0,029
—> C : H : N = 0,145 : 0,203 : 0,029 = 5 : 7 : 1
—> C5H7N
Hòa tan hết 5,52 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2 và FeCO3 bằng 160 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm NO và CO2. Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 sau phản ứng thu được 24,58 gam kết tủa và có thoát ra 0,224 lít khí NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất. Thành phần % về khối lượng của Fe trong X có giá trị gần nhất với:
A. 25% B. 30% C. 50% D. 20%
Cho Fe phản ứng với dung dịch H2SO4 thu được khí A, và 11,04 gam muối, biết rằng số mol Fe phản ứng bằng 37,5% số mol H2SO4 phản ứng. Tính khối lượng Fe đã phản ứng?
Tính lượng FeS2 cần dùng để điều chế một lượng SO3 đủ để hòa tan vào 100 gam H2SO4 91% thành oleum chứa 12,5%. Giả thiết các phản ứng hoàn toàn:
A. 45 gam B. 48 gam C. 54 gam D. 35.8 gam
Oxi hoá 11,7 gam hỗn hợp E gồm 2 ancol bậc một X và Y (đều no, đơn chức, mạch hở, MX < MY) bằng oxi (xúc tác thích hợp, nung nóng) thì có 0,09 mol O2phản ứng, thu được hỗn hợp hơi T (không chứa CO2). Chia T thành hai phần bằng nhau:
− Phần (1) phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 0,672 lít khí CO2 (đktc).
− Phần (2) phản ứng với Na dư, thu được 2,016 lít khí H2 (đktc).
Biết Y chiếm 25% về số mol hỗn hợp ancol dư trong T và số mol Y bị oxi hoá lớn hơn số mol X bị oxi hoá. Khối lượng của Y trong 11,7 gam E ban đầu là:
A. 9,2 gam B. 6,9 gam. C. 8,0 gam. D. 7,5 gam.
Hòa tan 5,37 gam hỗn hợp gồm 0,02 mol AlCl3 và một muối halogen của kim loại M hóa trị 2 vào nước thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch AgNO3, thu được 14,35 gam kết tủa. Lọc lấy dung dịch cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa B, nung B đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn.Mặt khác, nhúng thanh kim loại D vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối lượng thanh kim loại D tăng 0,16 gam. a) Xác định công thức của muối halogen của kim loại M. b) Tính nồng độ mol của AgNO3. c) D là kim loại gì.
Hợp chất hữu cơ X có công thức C5H6O4. X tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2, tạo ra muối của axit cacboxylic no Y và ancol Z. Dẫn Z qua CuO, nung nóng, thu được andehit T khi tham gia phản ứng tráng bạc, tạo Ag theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4. Biết Y không có đồng phân nào khác. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Axit Y có tham gia phản ứng tráng bạc
B. Ancol không hòa tan Cu(OH)2 để tạo dung dịch màu xanh
C. Andehit T là chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng
D. Ancol Z không no có 1 liên kết C=C
Hỗn hợp X gồm but-1-en và butan có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Dẫn X qua ống đựng xúc tác thích hợp, nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất mạch hở CH4, C2H6 C2H4, C3H6, C4H6, C4H8, C4H10, H2. Tỷ khối của Y so với X là 0,5. Nếu dẫn 1 mol Y qua dung dịch brom dư thì khối lượng brom phản ứng là:
A. 80 gam. B. 120 gam. C. 160 gam. D. 100 gam.
Thối khí H2 qua m gam ống (nung nóng) chứa hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO có tỉ lệ mol là 1 : 1 : 2 : 1. Sau một thời gian thu được 7,12 gam chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) dư thu được 1,232 lít khí SO2 (sp khử duy nhất) và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất :
A. 18 B. 19 C. 20 D. 21
Hỗn hợp X gồm metyl fomat, andehit acrylic, metyl acrylat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ hết sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,78 gam. Giá trị của m là:
A. 1,95 B. 1,54 C. 1,22 D. 2,02
Cho m gam axit glutamic vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X chứa 23,1 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với chất tan trong dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch chứa 38,4 g hỗn hợp muối. Giá trị của m là:
A. 14,70. B. 20,58. C. 17,64. D. 22,05.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến