Điện phân dd có chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,2 mol FeSO4 trong thùng điện phân không có màng ngăn. Sau một thời gian thu được 2,24 lít khí ở anot thì dừng lại. Tính khối lượng kim loại thu được ở catot.
Khí ở anot là O2 —> nO2 = 0,1 —> ne = 0,4
Cu2+ + 2e —> Cu
0,1………0,4
0,1………0,2…….0,1
0…………0,2
Fe2+ + 2e —> Fe
0,2……0,2
0,1……0,2……..0,1
0,1…….0
—> Catot thu được nCu = nFe = 0,1 —> m = 12
hỗn hợp X chứa 3 este mạch hở, trong phân tử chỉ chưa 1 loại nhóm chức và được tạo bởi từ các axit cacboxylic có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hết 0,2mol X cần dùng 0,52mol O2 thu được 0,48 mol H2O. Đun nóng 24,96 gam X cần dùng 560ml dd NaOH 0,75M thu được dd Y chứa các ancol có tổng khối lượng là 13,38g và hh Z gồm 2 muối trong đó có a gam muối A và b gam muối B(MA A.0,6 B.1,2 C.0,8 D.1,4
trộn 100 ml dung dịch KOH có ph=13 và 100 ml dung dịch NaOH có ph=13,3 được dung dịch X.dung dịch X trung hòa vừa đủ 100 ml dung dịch Y chứa hcl a M và h2so4 b M
thu được dung dịch Z,cô cạn Z được 2,165 g muối khan,tính a,b
hh A gồm 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp và 1 anken,trong đó có 2 chất có cùng số nguyên tử cacbon.đốt cháy hh A thu được 6,72l CO2 và 8,1g H2O.xác định ctpt của anken
Đốt cháy hoàn toàn 32,4 gam hỗn hợp Q gồm 2 este tạo bởi 2 axit cacboxylic cùng dãy đồng đẳng của axit axetic và 2 ancol cùng dãy đồng đẳng của ancol etylic cần 38,08 lít O2 (đktc). Khối lượng dd KOH 14% cần dùng để xà phòng hóa hoàn toàn 16,2 gam hỗn hợp Q là
Nếu trong một bài có co2 và naoh khi tác dụng với nhau cho ra nahco3 và na2co3 thì ta nên gọi co2 là x naoh là y hay naoh là x và co2 là y. E đag phân vân ạ
Điện phân dung dich x gồm Fecl2 và Nacl( tỉ lệ mol là 1:2) với điện cực trơ màng ngăn xốp thu được dung dịch Y gồm hai chất tan, biết khối lượng dung dịch X lớn hơn khối lượng dung dịch Y là 4,54 gam.Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,54 gam Al . Mặt khác dung dịch X tác dụng với Agno3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m là? A 14,35 B 17,59 C 17,22 D 20,46
Câu 1: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V = 22,4(a – b). B. V = 11,2(a – b). C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b).
Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04.
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là
A. 1. B. 6. C. 7. D. 2.
Câu 4: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là
A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2.
Câu 5: Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là
A. 0,24M. B. 0,48M. C. 0,4M. D. 0,2M.
Câu 6: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Sr và Ba. D. Ca và Sr.
Câu 7: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện)
A. 39,87%. B. 77,31%. C. 49,87%. D. 29,87%.
Câu 8: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
A. 5,8 gam. B. 6,5 gam. C. 4,2 gam. D. 6,3 gam.
Câu 9: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7. B. 2. C. 1. D. 6.
Câu 10: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 7,84. B. 4,48. C. 3,36. D. 10,08.
Câu 11: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là
A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Mg.
Câu 12: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là
A. 0,75M. B. 1M. C. 0,25M. D. 0,5M.
Câu 13: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A. 150ml. B. 75ml. C. 60ml. D. 30ml.
Câu 14: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là
A. 1,59. B. 1,17. C. 1,71. D. 1,95.
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25.
cho hỗn hợp A gồm Fe và Fe2o3.Cho dòng khí CO nóng, dư đi qua ống chứa m gam hỗn hợp A đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 28 gam chất rắn và hỗn hợp khí B. Khí B có tỉ khổi so với h2 là 21,2 Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào m gam hỗn hợp A đến khi A tan hết, thu được 2,016 lít (đktc) khí H2
và dung dịch D. Cho NaOH dư vào dung dịch D thu được kết tủa E. Sục không khí vào lọ chứa E (có nước) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa F.cho khối lượng của F lớn hơn E là 2,04 g,tính m,số mol các chất trong A,thể tích co
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến