Điện phân nóng chảy một oxit kim loại thu được 10,8 gam kim loại ở catot và 6,72 lít khí (đktc) ở anot. Công thức của oxit trên là:.
A. CaO. B. Na2O. C. Al2O3. D. Fe2O3.
nO2 = 0,3
Kim loại M hóa trị x, bảo toàn electron:
10,8x/M = 0,3.4 —> M = 9x
—> x = 3, M = 27: M là Al
Oxit là Al2O3.
Cho 8,8 gam hai kim loại thuộc nhóm IIA ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với HCl dư, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là:
A. Mg và Ca B. Mg và Zn C. Ca và Ba D. Be và Mg
Cho hỗn hợp A gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch CuCl2. Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa thu được dung dịch B và chất rắn C. Thêm vào B một lượng dư dung dịch NaOH loãng, lọc rửa kết tủa tạo thành. Nung kết tủa ở nhiệt độ cao trong không khí thu được chất rắn D gồm hai oxit kim loại. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Hai oxit đó là
A. Fe2O3, CuO. B. Al2O3, Fe3O4.
C. Al2O3, Fe2O3. D. Al2O3, CuO.
Đốt cháy hoàn toàn một lượng este no, đơn chức thì thể tích khí CO2 sinh ra bằng thể tích khí O2 phản ứng ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất. Tên gọi của este đem đốt là
A. Metyl fomat. B. Etyl axetat.
C. Metyl axetat. D. Propyl fomat.
Để phân biệt các chất rắn đựng trong các ống nghiệm riêng biệt Al, Al2O3, Mg có thể dùng
A. Cu(OH)2. B. dung dịch H2SO4
C. dung dịch KOH D. dung dịch HCI
Cho m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng, tạo ra 43,2 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là
A. 0,05 mol và 0,35 mol. B. 0,1 mol và 0,15 mol.
C. 0,05 mol va 0,15 mol. D. 0,2 mol va 0,2 mol.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) MnO2 tác dụng với dung dịch HCl. (2) Nhiệt phân KClO3. (3) Nung hỗn hợp CH3COONa + NaOH/CaO (4) Nhiệt phân NaNO3. Các thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí gây ô nhiễm môi trường là:
A. (1) và (4). B. (1) và (2).
C. (1) và (3). D. (2) và (3).
Hợp chất hữu cơ X đơn chức chứa (chứa C, H, O) không tác dụng với Na, nhưng tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2. Khi đốt cháy 1 mol X thu được 7 mol CO2. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOC4H9. B. HCOOC6H5.
C. C6H5COOH. D. C3H7COOC3H7.
Cho 2,91 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu, Al tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,12 lít khí NO ở đktc (không còn sản phẩm khử khác) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là m gam. Giá trị của m là
A. 4,32. B. 6,31. C. 3,76. D. 5,46.
Hoà tan hoàn toàn 24,3 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và N2O có tỷ khối hơi so với H2 là 20,25 (không còn sản phẩm khử khác). Giá trị của V là
A. 2,24 B.11,2. C. 6,72. D. 8,96
Hoà tan 11,2 gam bột Fe bằng dung dịch HNO3 loãng, sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (ở đktc), dung dịch X và còn lại 2,8 gam Fe không tan. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 54,0 gam. B. 36,3 gam.
C. 18,5 gam. D. 27,0 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến