ĐỌC ĐOẠN TRÍCH SAU VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI PHÍA DƯỚI
"Được thư mẹ… Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả."
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)
Câu 1: Trong đoạn văn trên có những phương thức biểu đạt nào ? *
a.Miêu tả, biểu cảm, tự sự
b.Biểu cảm, tự sự, nghị luận
c.Miêu tả, biểu cảm, nghị luận
d.Tự sự, miêu tả, nghị luận
Câu 2: "Lí tưởng" mà liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong đoạn văn trên là gì ? *
a.Lí tưởng hi sinh cho tổ quốc để thế hệ mai sau nể phục
b.Lí tưởng hi sinh tuổi xanh lên đường chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
c.Đó là nỗi nhớ nhà, nhớ Hà Nội của một cô gái trẻ
d.Mong chiến thắng để được về sống giữa gia đình
Câu 3: Nếu liên hệ với một tác phẩm trong Ngữ văn 9 để thấy được sự gặp gỡ của các tác giả khi nói tới đề tài "lí tưởng" của người chiến sĩ cách mạng, em sẽ chọn văn bản nào ? *
a.Viếng lăng Bác
b.Sang thu
c.Nói với con
d.Mùa xuân nho nhỏ
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. *
a.Nỗi nhớ mẹ của người chiến sĩ
b.Tình yêu quê hương, đất nước của cô gái
c.Nỗi nhớ mẹ, nhớ gia đình, nhớ Hà Nội, nhớ miền Bắc; cảm xúc về Hà Nội của một cô gái trẻ - một người chiến sĩ
d.Sự hi sinh thầm lặng của cô gái.
Câu 5: Chỉ ra thành phần biệt lập có trong đoạn văn. *
a,Được thư mẹ
b.Ơi
c.Nhưng
d.ÔI
Câu 6: Cho biết thành phần biệt lập vừa tìm được trong câu 5 thuộc kiểu thành biệt lập nào đã học ? *
a.Thành phần biệt lập cảm thán
b.Thành phần biệt lập gọi đáp
c.Thành phần biệt lập tình thái
d.Thành phần biệt lập phụ chú
Câu 7: Xác định biện pháp tu từ có trong câu văn sau: "Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn." *
a.Điệp ngữ
b.Ẩn dụ
c.Hoán dụ
d.Nhân hóa
Câu 8: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu 7. *
a.Làm tăng sự gợi hình, gợi cảm, sinh động cho câu văn
b.Lặp lại để nhấn mạnh sự lựa chọn của cô gái
c.Tạo ra mối quan hệ gần gũi giữa "con đường bom đạn" với chiến trường
d.Gợi lên sự ác liệt của chiến trường nhằm nhấn mạnh sự gian khổ, hiểm nguy mà người chiến sĩ phải đối mặt trong chiến tranh.
Câu 9: Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong câu sau: "Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng." *
a.Phép nối
b.Phép lặp
c.Phép liên tưởng
d.Phép thế
Câu 10: Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong câu sau: "Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả." *
a.Phép liên tưởng
b.Phép nối
c.Phép thế
d.Phép đồng nghĩa, trái nghĩa
Mn giúp mình với cảm ơn nhiều ạ