Đồ thị dưới đây biểu diễn khối lượng kết tủa tạo thành theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,75M khi thêm từ từ dung dịch này vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3:
Giá trị của x = m1 + m2 + m3 là
A. 248,7. B. 178,8. C. 69,9. D. 155,4.
nBa(OH)2 = 0,3 và 0,6.
Đoạn 1: Tạo ra cả 2 kết tủa
3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 —> 3BaSO4 + 2Al(OH)3
0,3…………….……0,1…………………0,3……………0,2
—> m2 = 85,5
Khi Al(OH)3 bị hòa tan hết thì chỉ còn lại BaSO4.
—> mBaSO4 = m1 = 0,3.233 = 69,9
Đặt nAlCl3 = a
Để tạo ra và hòa tan hết kết Al(OH)3 tủa cần 0,6 mol Ba(OH)2:
nOH- = 4(0,1.2 + a) = 1,2
—> a = 0,1
—> nAl(OH)3 max = 0,2 + a = 0,3
—> m3 = mBaSO4 + mAl(OH)3 max = 93,3
—> x = m1 + m2 + m3 = 248,7
Điện phân dung dịch muối sunfat của một kim loại hóa trị II với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian 4 phút 30 giây, thu được 0,02 mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 9 phút thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,05 mol, thể tích dung dịch lúc này là 0,5 lít. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khối lượng muối sunfat trong dung dịch ban đầu lớn hơn 6,72 gam.
B. Tại thời điểm 9 phút, dung dịch có pH = 1.
C. Khi thu được 0,03 mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện khí ở catot.
D. Tại thời điểm 8 phút, ở catot đã có khí thoát ra.
Hỗn hợp R gồm một oxit, một hiđroxit và một muối cacbonat trung hòa của một kim loại M hóa trị II. Cho 3,64 gam hỗn hợp R tác dụng vừa đủ với 117,6 gam dung dịch H2SO4 10%. Sau phản ứng thu được 0,448 lít khí (đktc) và dung dịch chỉ có một muối duy nhất, nồng độ 10,867% (khối lượng riêng là 1,093 g/ml, nồng độ mol là 0,545M. Trong hỗn hợp R, muối cacbonat trung hòa chiếm x% về khối lượng. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 45. B. 32. C. 22. D. 46.
Cho a gam Al vào dung dịch NaOH dư thu được V1 lít H2. Mặt khác, cũng cho a gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V2 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khi đo ở cùng điều kiện. Mối quan hệ giữa V1 và V2 là
A. V1 = 1,5V2. B. V1 = 2V2.
C. V1 = 0,5V2. D. V1 = V2.
Trộn các dung dịch sau với nhau: (1) NaHSO4 và NaHSO3, (2) Ca(HCO3)2 và HCl, (3) Ca(HCO3)2 và NaOH, (4) NH4Cl và NaOH (t°). Số trường hợp xảy ra phản ứng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Trung hòa hoàn toàn 7,8 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,29 gam muối. Amin có công thức là
A. CH3CH2CH2NH2. B. NH2CH2CH2CH2CH2NH2
C. NH2CH2CH2NH2. D. NH2CH2CH2CH2NH2.
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C3H6, C2H4 thu được 0,46 mol CO2 và 0,51 mol H2O. Mặt khác, a gam X phản ứng với tối đa 0,35 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 11,25. B. 15,26. C. 12,65. D. 12,25.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến