*Giống nhau: Đều là phép điệp ngữ, nhấn mạnh suy nghĩ, tình cảm của người viết
-Điệp ngữ ''ta làm'' được Thanh Hải lặp đi lặp lại tạo sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng của bài thơ. ''Ta làm'' vừa là số ít, vừa là số nhiều, vừa là riêng nhưng cũng là chung, nói lên tâm niệm thiết tha của nhà thơ như một khát vọng dâng hiến cuộc đời mình cho cuộc đời chung. Sự chuyển từ cái “tôi” cá nhân nhỏ bé hoà vào cái “ta” chung của mọi người rất tự nhiên, hợp lí, ước nguyện của mỗi cá nhân hòa vào suy nghĩ của muôn người.
-''Muốn làm'' thể hiện mong ước thiết tha và chân thành.Đặt trong hoàn cảnh của nhà thơ,chính những cảm xúc xót thương, nghẹn ngào đã thôi thúc nhà thơ muốn hóa thân vào những hình ảnh quen thuộc bên lăng Bác.Chỉ là '' muốn làm'' chứ không cụ thể là '' tôi làm'' hay ''ta làm'';tự biến đau thương thành hành động Viễn Phương không ngừng nói lên ước nguyện của riêng mình cũng như của cả dân tộc.
-Đây không phải hình thức liên kết câu trong văn bản. Vì nó chỉ có tác dụng nhấn mạnh ước nguyện của hai nhà thơ.