Đáp án đúng:
Giải chi tiết:v Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
v Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là một danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Bên cạnh sự nghiệp chính trị to lớn, Người còn để lại một si sản văn học vô cùng phong phú.
- Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn tâm huyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của dân tộc ta.
- Đoạn trích mở đầu tác phẩm là một trong những đoạn trích tiêu biểu, thể hiện được cả tinh thần của Bản Tuyên ngôn với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc,...
Phân tích đoạn trích
Đoạn trích nêu lên cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Mở đầu bản tuyên ngôn của nước Việt Nam, Bác đã trích dẫn lời trong hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp:
+ “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mĩ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
+ “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
- Từ đó, Bác khẳng định quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân; khẳng định đó là những quyền hiển nhiên, tất yếu và bất khả xâm phạm “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”
- Từ quyền tự do và bình đẳng của con người, Bác đã suy rộng ra "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Như vậy, Bác đã nâng quyền con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc.
=> Ý nghĩa của việc trích dẫn:
- Để đảm bảo yêu cầu của một bài văn nghị luận thuyết phục - nghĩa là cách lập luận và lí lẽ phải được triển khai từ một tiền đề có giá trị như một chân lí không ai chối cãi được. Tiền đề được đưa ra ở đây chính là quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người.
- Đặt trong bối cảnh lịch sử đương thời: thực dân Pháp đang âm mưu trở lại nước ta, đế quốc Mĩ cũng đang bộc lộ rõ ý đồ xâm lược, ta sẽ thấy việc trích dẫn còn mang một ý nghĩa nhắc nhở, cảnh tỉnh: nếu Pháp và Mĩ xâm phạm quyền tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam thì có nghĩa đã phản bác lại chính cha ông tổ tiên của mình. Ở đây, với chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” mạnh mẽ, dứt khoát, Người đã khiến kẻ thù không thể chối cãi, không thể chống đỡ được.
- Ngầm ý đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, đưa dân tộc ta đàng hoàng bước lên vũ đài chính trị thế giới, sánh vai với các cường quốc. Hơn thế, cách mạng Việt Nam đã cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ của cả hai cuộc cách mạng Pháp và Mĩ.
Tổng kết