Khổ thơ thứ nhất trích trong bài thơ "Đồng chí" của tác giả Chính Hữu với ngôn ngữ giản dị, chất thơ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí. Bắt nguồn từ sự cunhf chung hoàn cảnh xuất thân:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh, "quê anh" thì "nước mặn đồng chua", vùng đất nhiễm phèn ngập mặn rất khó canh tác còn "làng tôi" thì "đất cày lên sỏi đá", vùng đất khô cằn cây cối khó phát triển. Với cách nói đầy hình ảnh gợi người đọc cảm nhận những người lính đều đến từ những vùng quê nghèo, xa lạ, không hề quen biết, nhưng có cùng chung xuất than nghèo khổ. Tuy nhiên không vì cái nghèo mà họ tìm đến bên nhau
Súng bên súng ,đầu sát bên đầu
"Súng: là biểu tượng của cho nhiệm vụ chiến đấu, "đầu biểu tượng cho lý tưởng. Câu thơ sử dung phép tu từ điệp ngữ, các từ "súng","đầu" lặp lại hai lần làm cho ý thơ chắc khỏe và khẳng định những người nông dân mặc áo lính tập hợp dưới ngọn cờ cách mạng là bởi họ có cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước mình. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
"Đồng chí !"
Sự cùng chung những khó khăn gian khổ thiếu thốn của cuộc dời người lính đã được tác giả thể hiện qua câu thơ trên. Cụm từ "chung chăn" chỉ hoàn cảnh thiếu thốn trong tiết trời giá lạnh nơi chiến khu Việt Bắc, thiếu quân trang quân dụng nên phải "chung chăn". Chỉ một cái chung đó là sự sẻ chia, họ trở thành "tri kỉ" là hiểu bạn như hiểu mình. Tri kỉ là biểu hiện của một tình bạn cao đẹp. Những người lính từ xa lạ đến quên nhau rồi ở bên nhau kề vai sát cánh và chung chăn là cả một hành trình. Trong hành trình ấy, tình cảm thắm đượm dàn thành tri kỉ để rồi trở thành "đồng chí". "Đồng chí" là một câu thơ đặc biệt thể hiện cảm xúc vang lên như một bản nhạc, như một tiếng reo vui, như một chiêm nghiệm đúng đắn. "Đồng chí", câu thơ đột ngột ngắn lại, như một sự kết tủa↓, nó ngắn lại, đông lại để ngợi ca "đồng chí" là kết tinh cao nhất của tình người. Nó còn là câu thơ có tác dụng liên kết nhằm khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí để từ đó mở ra những biểu hiện cao đẹp
Câu bị động: Sự cùng chung những khó khăn gian khổ thiếu thốn của cuộc dời người lính đã được tác giả thể hiện qua câu thơ trên.