Đọc các bài ca dao sau và trả lời câu hỏi: (1) Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. (2) Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. (3) Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? a/ Các bài ca dao trên cùng chủ đề nào? b/ Biện pháp tu từ nào đều được sử dụng trong các bài ca dao trên? c/ Nêu nội dung khái quát trong các bài ca dao trên? Mik cần gấp, chiều nay phải nộp r Tks trc

Các câu hỏi liên quan

Câu 1: Nhận xét nào không thể hiện đúng đặc điểm cốt truyện, kết cấu của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Nguyễn Dữ)? A. Mạch truyện phát triển theo nhiều hướng song cùng gặp nhau ở một điểm là tập trung thể hiện tư tưởng cốt lõi của tác phẩm: chính nghĩa chiến thắng gian tà. B. Truyện được mở đầu bằng một sự kiện gây ấn tượng mạnh đối với người đọc. C. Kết cấu của truyện rất giàu kịch tính với những tình tiết lôi cuốn. D. Truyện được kết thúc có hậu theo truyền thống chuyện kể thời trung đại. Câu 2: Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ ra đời vào thời gian nào? A. Nửa đầu thế kỉ XVI B. Nửa cuối thế kỉ XVI C. Cuối thế kỉ XVI – đầu thể kỉ XVII D. Đầu thế kỉ XV Câu 3: Ý kiến nào sau đây KHÔNG chính xác khi nói về giá trị của tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ? A. Tái hiện lịch sử các triều đại Lí, Trần, Hồ, Lê sơ một cách chân thực. B. Cảm thông, bênh vực những con người nhỏ bé với số phận bi thảm, đặc biệt là người phụ nữ với khát vọng hạnh phúc lứa đôi. C. Khẳng định quan điểm sống “lánh đục về trong” của lớp trí thức ẩn dật đương thời. D. Vạch trần, phê phán hiện thực xã hội phong kiến đương thời.