(3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão thổi chưa ngưng trong những vành tang trắng

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên


Vòm trời kia có thể sẽ không em

Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ

Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên…

(Trích “Thơ tình người lính biển” – Trần Đăng Khoa)

1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Hình ảnh nhân vật anh trog câu thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng” hiện lên như thế nào?

2. Câu thơ “Biển một bên và em một bên” trong đoạn thơ được viết với biện pháp nghệ thuật nào? Nêu ý nghĩa tác dụng của việc sử dụng của việc sử dụng nghệ thuật ấy.

3. Theo anh, chị “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” vì những nguyên nhân nào? Suy nghĩ về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

Đọc các đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 4 đến 7:

(1) “ Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”

(Trích “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành)

(2) “ Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, thiết tha, cuối cùng ngắt lại nư một lời thề dữ dội”.

(Trích “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi)

4. Xác định nội dung của từng đoạn văn bản?

5. Nhận xét gì về cách sử dụng câu trong đoạn (1) và ý nghĩa biện pháp tu từ trong đoạn (2)?

6. Các đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Lí giải?

7. Qua hai đoạn văn bản trên, anh/chị có cảm nghĩ gì về những bậc cao niên ở Việt Nam thời chiến tranh? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan


(3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

[…] Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa, không hề phân biệt người tốt và kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố.

Thần chết trao lưỡi hái cho những trai tráng đi xe máy hung hăng đánh võng, lạng lách, vượt ẩu trên đường phố. Những kẻ hoặc không biết luật hoặc không thèm biết đến luật giao thông. Những kẻ đầu óc trống rỗng không còn gì để tự tin và tự hào ngoài việc “khủng bố” người đi đường bằng những cú vượt phải, tạt qua sát sạt trên đầu xe người đi đường khác, gây ớn lạnh sóng lưng và lấy nỗi khủng khiếp của kẻ khác làm khoái cảm,…

Rõ ràng, ngoài những hạn chế khách quan thì ý thức còn hết sức non kém của một số người dân Việt Nam khi tham gia giao thông đang là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Tiếc thay, đó hầu hết lại là những trai tráng. Theo thống kê của UNICEF năm 2004, hầu hết các ca tử vong ở tuổi 15 – 19 đều là người đi xe máy! Đó là sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước. Lực lượng ấy lẽ ra phải bắt đầu gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình, làm ra của cải và đem lại sự phồn vinh cho gia đình và xã hội.

Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc và gặt hái được nhiều qua hội nhập, nếu chúng ta tự hào rằng Việt Nam mến khách, thì mỗi người hãy tự điều chỉnh mình, trước hết là tự cứu mình và cứu người, đem sự an toàn ra đãi mình và đãi khách bằng sự cẩn trọng khi tham gia giao thông.

Chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố!

(Theo Võ Thị Hảo, báo điện tử Vietnamnet, ngày 12 – 12 – 2006)

Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)

Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa” khi đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố? (0,5 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, học sinh nói riêng và giới trẻ hiện nay nói chung cần có những hành động thiết thực nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm)


Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

THỜI GIAN

Thời gian qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Kỉ niệm trong tôi

Rơi

như tiếng sỏi

trong lòng giếng cạn

Riêng những câu thơ

còn xanh

Riêng những bài hát

còn xanh

Và đôi mắt em

như hai giếng nước.

(Văn Cao, Lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998)


Câu 5. Xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên? (0,25 điểm)

Câu 6. Chỉ ra hai biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong bài thơ. (0,5 điểm)

Câu 7. Theo anh chị, các câu thơ sau đây hàm chứa ý nghĩa gì? (0,5 điểm)

- Kỉ niệm trong tôi

Rơi

như tiếng sỏi

trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

còn xanh

Riêng những bài hát

còn xanh

- Và đôi mắt em

như hai giếng nước.

Câu 8. Qua bài thơ Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng. (0,25 điểm)
A.
B.
C.
D.

(3.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Lá đỏ
- Nguyễn Đình Thi -
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
(Trường Sơn, 12/1974)
Câu 1: Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (0,25đ)
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25đ)
Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương? (0,25đ)
Câu 4: Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? (0,5đ)
Câu 5: Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học? (0,5đ)
Câu 6: Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc? (0,5đ)
Câu 7: Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào? (0,25đ)
Câu 8: Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ (0,5đ).
A.
B.
C.
D.