1,
Đoạn trích được trích trong văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" trong "Truyền kỳ mạn lục" của tác giả Nguyễn Dữ
Thể loại: truyền kỳ
2,
Đoạn trích là lời nói của Vũ Nương với chồng trong hoàn cảnh tiễn đưa chồng đi lính.
3,
Lời nói này giúp em thấy được tình yêu thương chồng và tấm lòng thơm thảo tốt đẹp của Vũ Nương. Nàng chẳng hề mong được hưởng vinh hoa phú quý mà chỉ mong chồng được bình an trở về mà thôi
4,
điển tích: mùa dưa chín quá kỳ. Ngày xưa, người đi lính thú, cứ đến mùa dưa chín là được thay phiên về nhà. Điển tích này có ý nói là sợ kỳ hạn đã qua mà sợ chồng vẫn chưa được về.
5,
Lời tiễn dặn chồng đi lính của Vũ Nương đã góp phần thể hiện được tình yêu thương chồng và tấm lòng thơm thảo tốt đẹp của nàng. Khi tiễn chồng ra lính, Vũ Nương đã nói rằng: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thể là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trồng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cảnh không bay bổng." Câu nói tiễn chồng đi lính của Vũ Nương đã góp phần thể hiện được những phẩm chất cao đẹp của nàng. Thật vậy, đó chính là tấm lòng son sắt thủy chung dịu dàng của một người vợ có chồng sắp xông pha trận mạc. Nàng chẳng hề mong cầu được hưởng vinh hoa phú quý, chẳng hề mong được "đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm". Nàng chỉ một mực mong chồng được bình an trở về mà thôi. Sau đó, nàng bày tỏ những nỗi băn khoăn, lo lắng của mình cho chồng sắp đi xa. Nàng lo chồng vất vả, nàng lo việc đánh giặc còn nhiều khó khăn kéo dài không dứt được. Nàng lo phải chờ đợi chồng, lo vợ chồng không được đoàn tụ mà mãi mãi xa cách. Chính vì thế, lời dặn dò này của nàng đã khẳng định được tấm lòng son sắt, phẩm chất đức hạnh của nàng dành cho chồng. Đó chính là tấm lòng sáng ngời cao đẹp của một người vợ dành cho chồng của mình trong xã hội phong kiến xưa. Tóm lại, lời tiễn dặn chồng đi lính của nàng đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.
*** câu phủ định được in đậm