Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu” (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2) a.Tìm các phó từ có trong đoạn trích trên? b. Chỉ ra biện pháp so sánh có trong đoạn trích.

Các câu hỏi liên quan

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Trả lời câu hỏi bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Tìm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu sau? Cụm chủ - vị là cơ sở xây dựng một câu đơn có cấu tạo … thành phần chủ ngữ và vị ngữ. A. một. B. hai C. ba Câu 2:Trong câu sau, cụm C-V làm thành phần nào trong câu? Gió mùa tràn về làm cho nhiệt độ giảm mạnh. A. bổ ngữ. B. trạng ngữ C. chủ ngữ D. định ngữ Câu 3: Trong những cặp câu dưới đây, cặp câu nào không thể gộp lại thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu mà không thay đổi ý nghĩa của chúng? A. Anh em vui vẻ, hoà thuận. Ông bà và cha mẹ rất vui lòng. B. Chúng ta phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đất nước ta theo kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. C. Mùa xuân đến. Mọi vật như có thêm sức sống mới. D. Mẹ đi làm. Em đi học. Câu 4: Trong các câu sau, câu nào không dùng cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ? A. Mẹ về là một tin vui. B. Mẹ tôi luôn dậy sớm. C. Chúng tôi đã làm xong bài tập thầy giáo ra. D. Tôi luôn nghĩ rằng bạn ấy rất tốt. Câu 5: Cụm C – V được gạch chân trong câu: “Con được bố tha thứ.” làm thành phần gì? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Phụ ngữ trong cụm danh từ. D. Phụ ngữ trong cụm động từ Câu 6. Câu nào là câu có cụm C-V làm thành phần câu ? A. Vì em học giỏi nên bố mẹ tặng em quyển sách này. B. Cô giáo đang giảng bài còn các bạn chăm chú lắng nghe. C. Những hàng cây bắt đầu chuyển lá đang đổ bóng trong một chiều hoàng hôn. D. Trong giờ kiểm tra, phòng học im phăng phắc. Câu 7: “Con thuyền chở gạo đang sang sông.” Câu văn có dùng cụm C-V để mở rộng thành phần nào? A. Chủ ngữ. C. Phụ ngữ trong cụm danh từ. B. Vị ngữ. D. Phụ ngữ trong cụm động từ. Câu 8: Các thành phần nào có thể dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. D. Cả 3 ý trên. II. TỰ LUẬN Bài tập 1: Hãy ghép các câu đơn sau thành caaucos cụm chủ - vị làm thành phần, có thể thêm, bớt từ cho phù hợp. a. Lan học giỏi. b. Anh quen biết cậu ấy. c. Chúng em biết. d. Bạn ấy học giỏi. e. Hoa đã gặp bạn ấy g. Bố mẹ luôn luôn vui lòng. h. Bàn đã hỏng. i. Bạn ấy đã đi hôm qua.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Trả lời câu hỏi bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Thế nào là câu chủ động? A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác. B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào. C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ D. Là câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ. Câu 2: Thế nào là câu bị động? A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào C. Là câu có thể rút gọn thành phần chủ ngữ D. Là câu có thể rút gọn các thành phần phụ Câu 3: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại trong mỗi đoạn văn nhằm mục đích gì? A. Để câu văn đó nổi bật hơn B. Để liên kết đoạn văn trước đó với đoạn văn đang triển khai C. Để tránh lặp lại kiểu câu và liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. D. Để câu văn đó đa nghĩa hơn. Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động? A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường. C. Thuyền bị gió làm lật. D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá. Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? A. Mẹ đang nấu cơm. B. lan được thầy giáo khen. C. Trời mưa to. D. Trăng tròn. Câu 6: Trong đoạn văn sau, câu nào là câu bị động? Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương con. Tố Hữu mô côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế. ( Nguyễn Văn Long) A. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương con. B. Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. C. Tố Hữu mô côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế. D. Cả A, B, C đều là câu chủ động. Câu 7: Trong các câu có từ được sau đây, câu nào là câu bị động? A. Cha tôi xinh được hai người con. B. Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi. C. Bạn ấy được điểm mười. D. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới. Câu 8: Trong các câu có từ bị sau, câu nào không là câu bị động? A. Ông tôi bị đau chân. B. Tên cướp đã bị cảnh sát bắt giam và đang chờ ngày xét xử. C. Dịch Co-vid bị nhân dân Việt Nam đẩy lùi. D. Môi trường đang ngày càng bị con người làm cho ô nhiễm hơn. II. PHẦN TỰ LUẬN Bài 1: Hãy biến đổi những câu sau đây thành câu bị động - Thầy hiệu trưởng là người đã xây dựng ngôi trường này từ những năm đầu kháng chiến chống Mĩ. - Họ làm tất cả mái nhà bằng cỏ tranh và lá cọ. - Sáng sáng cô gái dắt chú chó đi dạo quanh bờ hồ. - Người ta dựng hàng rào chắn quanh cây cổ thụ đó Bài 2: Chuyển đổi các câu dưới đây từ bị động thành câu chủ động - Bèo bị gió đẩy trôi dạt vào bờ. - Chú chim nhỏ bị bắn gãy cánh bởi những người thợ săn tham lam. - Đô thị hóa ngày càng sâu rộng đang thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn. - Hoa màu bị khô héo do hạn hán kéo dài.