Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi. Thế mới biết, nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được”.
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả văn bản đó là ai?
Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản đó?
Câu 3: Bài học mà nhân vật trong đoạn trích rút ra được cho bản thân là gì?
Câu 4: Hãy nêu 02 việc làm của bản thân mà em học được từ bài học của nhân vật, có ích cho cuộc sống của chính mình.”
Câu 5: Viết đoạn văn 6-8 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật chính trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh, gạch chân câu có chứa phép so sánh đó và ghi chú? (ko nhất thiết, làm đc thì tốt cho mik quá nha >.<)
- Đoạn văn trích từ văn bản " Bài học đường đời đầu tiên".
- Tác giả: Tô Hoài.
Câu 2:
-Nội dung:
+ Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
-Nghệ thuật:
+ Ngôi kể: Thứ nhất xưng "tôi", chú Dế Mèn tự kể về câu chuyện của mình khiến lời kể trở nên tự nhiên, chân thực. + Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, tính cách nhân vật đặc sắc, sinh động. + Hệ thống ngôn ngữ tự nhiên, giàu chất gợi hình gợi cảm.
Câu 3:
- Bài học cho nhân vật trong đoạn trích trên: không được kiêu căng, hợm hĩnh, phải biết yêu thương và giúp đỡ người khác…
Câu 4:
- 2 việc làm em học được từ bài học nhân vật:
+ Không nên bắt nạt kẻ yếu mà nên bênh vực
+ Không nên kiêu căng hống hách
Câu 5:
Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú như là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà văn Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này.