Câu hỏi 1 : Các từ ghép được sử dụng trong đoạn văn trên :
- Cơ man, bọ mắt, hạt vừng, đám mây, da thịt.
( tụ tập là từ láy, từng bầy phân ra "từng" là lượng từ còn "bầy" là danh từ → Chúng là hai từ đơn ).
Câu hỏi 2 : Ở vùng Cà Mau, người ta gọi tên đất, tên sông, kênh rạch theo cách :
- Đặt tên dựa theo đặc điểm riêng biệt của con rạch, con kênh ấy.
Câu hỏi 3 : Tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn khoảng 3 câu, trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ ghép là những tính từ chỉ đặc điểm. Gạch chân những từ ghép đó.
- Đoạn trích tái hiện đầy sức sống, nhiều dáng vẻ khác nhau vùng Cà Mau sông nước rộng lớn, giống hệt với thực cảnh của nơi đây. Cùng sự khám phá tinh tế của tác giả mà đã giúp độc giả nhận biết bằng cảm tính của mình hay giác quan được thiên nhiên và tấm lòng đầy thân thiện của mọi người xung quanh - con người vùng đất cuối bản đồ, hiện lên với các con rạch, con kênh uốn thành đường cong liên tiếp, dáng mềm mại, chằng chịt với màu xanh của nước, trời và cây cối. Con thuyền đưa lạc vào nơi lạ lẫm, xa xôi như rạch Mai Giầm, kênh Ba Khía, kênh Bọ mắt rồi lại còn miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân tại bến chợ Năm Căn vô cùng tấp nập, tất cả những điều ấy làm nên được sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên và con người vùng đất hoang sơ này.
3 từ ghép là những tính từ chỉ đặc điểm là : rộng lớn, xa xôi, hoang sơ.