1. nội dung:
- chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc và sự trả giá của kẻ thù nếu xâm lăng bờ cõi.
- khẳng định quyền độc lập dân tộc trên sự đối sánh với quốc gia phương Bắc.
2. Nhân nghĩa : là mối quan hệ giữa người với người, " nhân" là người còn " nghĩa" là đạo lí, tình thương.
- " Yên dân": Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc
- " Trừ bạo": Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
3. Giống; đều thể hiện tinh thần, khí phách dân tộc và sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Khác: Nam quốc sơn hà mới chỉ nhìn nhận chủ quyền trên phương diện bờ cõi, phân chia ở sách ttời
Bình ngô đại cáo: chủ quyền nhìn nhận trên nhiều chiều cạnh hơn và có cả sự đối sánh thể hiện tư thế, tầm vóc của một quốc gia độc lập.
4. Ý thức bảo vệ tổ quốc là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tổ quốc ta luôn phải gánh chịu muôn vàn âm mưu xâm lược từ kẻ thù, từ phần tử phản động và ngay bây giờ đây là dịch bệnh hoành hành. Bảo vệ tổ quốc chính là sứ mệnh và trách nhiệm của mỗi người. Chỉ khi làm giàu, làm đẹp tổ quốc, quê hương thì đất nước ta mới giàu mạnh, mới phát triển. Hành động của mỗi người dầu nhỏ bé nhưng sẽ là sự kiến thiết quê hương, sự bảo về quê hương giàu mạnh, phát triển.
2.
A. Mở bài: nêu yêu cầu của đề
B. Thân bài:
_ Giải thích: thói trì hoãn là gì
_ Tác hại của nó:
+ với cá nhân.
+ với mọi người xung quanh.
C. Kết bài: suy nghĩ của bản thân.
Bài làm
Công việc của con người chỉ có thể được tiến triển tốt khi ta có thái độ học tập, làm việc đúng đắn. Tuy vậy, hiện nay, khong ít người trong số chúng ta có thói quen trì hoãn công việc để rồi gây nên vô vàn hậu quả.
Trì hoãn được hiểu là không bắt tay ngay vào công việc mà luôn có thái độ để mai tính. Nó chính là thói xấu gây nên bởi sự lười biếng, bởi ý thức kém của ta trong công việc và thể hiện sự thiếu trách nhiệm với chính bản thân mình.
Tác hại của trì hoãn gây ra đối với cá nhân là tạo nên thói xấu trong ta. Thói xấu ấy làm ta không chỉ gặp khó khăn trong công việc mà còn làm chúng ta bị ghét bỏ, bị xa lánh nếu liên tục trì hoãn. Trì hoãn còn cản trở kiến thức, cản trở sự phát triển của con người. Trong nhiều trường hợp, trì hoãn trở thành rào cản để đánh giá ý thức, thái độ của ta. Với mọi người xung quanh ta, thói trì hoãn của ta cũng tác độg đến công việc của họ. Một người trì hoãn, nhân lên thành con số chục, trăm người sẽ khiến công việc khó lòng duy trì, phát triển.
Trì hoãn là một thói xấu trong công việc. Ta cần biết học tập, làm việc sao cho đúng mực chứ không nên giữ thói trì hoãn cũng như để bản thân không tiến bộ, không cố gắng thay đổi tốt lên mỗi ngày.