Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng a = 0,5 mm, khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng chứa hai khe S1S2 là d = 50 cm. Khe S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm chiếu sáng hai khe hẹp S1S2. Dịch chuyển khe S theo phương S1S2 một đoạn b bằng bao nhiêu để vân tối đến chiếm chỗ của một vân sáng?A. 2,5 mm. B. 0,2 mm. C. 0,5 mm. D. 0,25 mm.
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng. Nguồn phát ánh sáng trắng ( 0,38 μm ≤ λ ≤ 0,76 μm). Trên đoạn thẳng MN thuộc màn quan sát vuông góc với các vạch sáng (M nằm ở vân sáng bậc 2 màu tím, N nằm ở vân sáng bậc 3 màu tím) có bao nhiêu điểm tại đó có 2 bức xạ cho vân sáng trùng nhau?A. Không có điểm nào. B. Có vô số điểm. C. Có 2 điểm. D. Có 3 điểm.
Thực hiện giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng cách nhau α = 1 mm, có khoảng vân i = 1 mm. Di chuyển màn ảnh (E) lại gần hai khe thêm một đoạn 40 cm thì khoảng vân 0,8 mm. Bước sóng của bức xạ dùng trong thí nghiệm là:A. 0,50 µm. B. 0,6 µm. C. 0,54 µm. D. 0,66 µm.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 μm đến 0,75 μm. Khoảng cách giữa hai khe hẹp a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe hẹp đến màn quan sát D = 2 m. Tại điểm cách vân sáng trung tâm 3,3 mm có bao nhiêu bức xạ cho vân sáng tại điểm đó?A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Các nhiễm sắc thể kép không tách qua tâm động và mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng phân li ngẫu nhiên về một cực tế bào. Hoạt động nói trên của nhiễm sắc thể xảy ra ởA. kì sau của nguyên phân. B. kì sau của giảm phân II. C. kì cuối của giảm phân I. D. kì sau của giảm phân I.
Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử histon vòng của NST ở sinh vật nhân thực được gọi làA. ADN. B. nuclêôxôm. C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc.
Đặc tính quan trọng nhất của nhiễm sắc thể đối với quá trình di truyền làA. mang ADN điều khiển quá trình di truyền và hoạt động sống của tế bào. B. có khả năng hình thành cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào xôma. C. có khả năng tái bản trong quá trình phân bào. D. có khả năng biến đổi hình thái qua các kì của quá trình phân bào.
Một loài có 2n = 24. Có 5 tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau tạo ra các tế bào con, trong nhân của các tế bào con này thấy có 30480 mạch pôlinuclêôtit mới. Tính theo lí thuyết, số NST gồm 2 mạch pôlinuclêôtit mới có trong tất cả các tế bào con làA. 15240. B. 30456. C. 15120. D. 30432
Một tế bào xét 1 cặp NST tương đồng. Giả sử trong mỗi NST, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cầu histon để tạo nên các nuclêôxôm là 49640 Ao. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nuclêôxôm của cặp NST này làA. 400. B. 2300. C. 3200. D. 800.
Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST tạo điều kiện thuận lợi choA. sự tổ hợp các NST trong quá trình phân bào. B. sự nhân đôi các NST trong quá trình phân bào. C. sự phân li, tổ hợp các NST trong quá trình phân bào. D. sự phân li các NST trong quá trình phân bào.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến