Dòng mạch rây là dòng vận chuyển A. các chất hữu cơ và các ion khoáng di động từ các tế bào quang hợp đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ. B. nước và ion khoáng từ đất vào rễ rồi lên thân để lan tỏa đến lá và những phần khác của cây. C. các chất hữu cơ và các ion khoáng từ đất vào rễ rồi lên thân để lan tỏa đến lá và những phần khác của cây. D. nước và ion khoáng từ các tế bào quang hợp đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ.

Các câu hỏi liên quan

Câu 1: Xác định hình tượng trung tâm của bài thơ “Nhớ rừng”. Để khắc họa chân dung con hổ, tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật gì? Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 17) a. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? b. Bài thơ được viết theo thể thơ gì? c. Biện pháp tu từ nổi bật có trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy? d. Nêu nội dung của đoạn thơ trên. e. Từ đoạn thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương. Câu 3: Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tiếng tu hú được nhắc đến mấy lần? Chỉ ra sự thay đổi tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng tu hú. Câu 4: Qua hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào? Câu 5: Xác định câu nghi vấn trong những ngữ liệu dưới đây, chỉ ra đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? Những câu nghi vấn đó dùng để làm gì? a. Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để giải khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?. Những lúc buồn có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. (Lão Hạc – Nam Cao) b. Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi: - Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây này! Anh Dậu nằm thừ không cựa, cũng không trả lời. Chị Dậu lại gặng: - Chắc thầy em mệt lắm thì phải? Từ sáng đến giờ đi những đâu? Hỏi vay của ai? c. Tôi quắc mắt: - Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa? - Thưa bác, thế thì …hừ hừ… em xin sợ. Mời bác cứ đùa một mình thôi. (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) d. Phó may: - Mời ngài mặc thử bộ lễ phục chứ ạ? Ông Giuốc - Đanh: - Ừ, đưa đây tôi. (Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục – Mô-li-e) Câu 6: Hãy chỉ ra câu cầu khiến trong các đoạn văn sau, nêu đặc điểm hình thức và chức năng của những câu cầu khiến đó: a. Bà buồn lắm, toan vứt đi thì đứa con bảo: - Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp. (Sọ Dừa) b. Vua cuống quýt kêu lên: - Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa! (Cây bút thần) c. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. (Ca dao) d. Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?Nộp tiền sưu! Mau! (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) Câu 7: Viết đoạn văn ngắn hoặc đoạn hội thoại (chủ đề tự chọn) sử dụng câu nghi vấn hoặc câu cầu khiến. Gạch chân dưới câu nghi vấn hoặc câu cầu khiến đó, chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của nó.