Sinh vật hằng nhiệt : - Mỗi sinh vật có 1 giới hạn chịu đựng về nhiệt độ, trong đó nhiệt độ cơ thể không chỉ được phép ở trong 1 khoảng nào đó. Bởi vì các hợp chất trong cơ thể, các protein, đặc biệt là enzim chỉ hoạt động được khi nhiệt độ cơ thể nằm trong 1 khoảng nào đó. Nếu nhệt độ ở ngoài khoảng này, protein sẽ biến tính (thay đổi cấu trúc) dẫn đến mất hoạt tính >>> sinh vật sẽ chết. - Động vật biến nhiệt có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng quá cao hoặc hạ quá thấp nhưng SV lại không có khả năng điều chỉnh, nhiệt độ cơ thể vượt ngưỡng >> chết. - Điều ngược lại đối với ĐV hằng nhiệt. Sở dĩ ĐV hằng nhiệt có khả năng duy trì thân nhiệt là nó đã bỏ ra 1 lượng năng lượng khá lớn để vận hành các hệ thống có chức năng như 1 máy điều hòa (bạn biết điều hòa ngốn điện thế nào rồi đấy), đổi lại thân nhiệt luôn được duy trì ở giá trị tối ưu để các quá trình trong cơ thể diễn ra thuận lợi. VD: trời nóng thì toát mồ hôi, trời lạnh thì run (run để cơ hoạt động >sinh nhiệt), ...