Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol đơn chức trong 1,4 mol O2 (dư), thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 2 mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là:
A. 14,8 gam. B. 18,0 gam.
C. 12,0 gam. D. 17,2 gam.
Ancol dạng CxHyO
CxHyO + (x + 0,25y – 0,5)O2 —> xCO2 + 0,5yH2O
—> nCO2 + nH2O + nO2 dư = 0,2(x + 0,5y) + 1,4 – 0,2(x + 0,25y – 0,5) = 2
—> y = 10
nO2 dư = 1,4 – 0,2(x + 0,25y – 0,5) > 0
—> x < 5
Mặt khác y ≤ 2x + 2 —> x = 4 là nghiệm duy nhất.
Ancol là C4H10O (0,2 mol) —> m = 14,8 gam
Đun nóng p gam Al với hỗn hợp A gồm Cu (4x mol), CuO, Fe (5x mol), Fe3O4, sau một thời gian thu được m gam rắn X. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa HCl và 22,1g NaNO3, phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa m + 91,04 gam muối và hỗn hợp khí Z gồm NO, H2. Tỉ khối của Z đối với He bằng 5,5. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 3,25M vào dung dịch Y đến khi không còn phản ứng xảy ra thì dùng hết 800 ml dung dịch NaOH, đồng thời thu được 60,7 gam kết tủa, biết trong 60,7 gam kết tủa oxi chiếm 39,539% về khối lượng. Nếu cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào Y thì thu được 383,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm về khối lượng Fe3O4 trong A có giá trị gần nhất với:
A. 53% B. 54% C. 65% D. 60%
Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Mg và Fe vào 150ml dung dịch Cu(NO3)2 2M và AgNO3 1M đến khi kết thúc các phản ứng được dung dịch Y và 42,12 gam chất rắn Z. Cho dung dịch Y phản ứng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 18 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 15,88 gam. B. 18,72 gam.
C. 16,48 gam. D. 18,12 gam.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Ca, Al4C3 và CaC2 vào nước dư, thấy thoát ra hỗn hợp khí X; đồng thời thu được 3,12 gam kết tủa và dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Đun nóng toàn bộ X có mặt Ni làm xúc, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y chỉ chứa 2 hiđrocacbon có thể tích là 8,064 lít (đktc). Giá trị của m là:
A. 21,54 gam. B. 24,12 gam.
C. 22,86 gam. D. 23,04 gam.
Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp 2 tripeptit thu được 65,4 gam hỗn hợp X gồm các aminoaxit (các aminoaxit chỉ có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư, cô cạn cẩn thận dung dịch thì lượng muối khan thu được là:
A. 6,66 B. 7,8 C. 7,53 D. 6,73
Hỗn hợp X gồm các chất CH2=CH-COOC2H5, CH≡C-(CH2)4-COOH, C2H5COOC2H3, CH3COOCH2C2H5 và C7Hx(COOH)2 (mạch hở). Đốt cháy m gam X cần 2,94 mol O2 thu được 2,34 mol CO2 và 2,04 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,12 mol CO2. Số mol Br2 tối đa trong dung dịch Br2 có thể tác dụng với m gam X là
A. 0,8. B. 0,5. C. 0,6. D. 0,3.
Một lượng 8,32 gam Cu tác dụng 30 ml dung dịch HNO3 tạo ra 4,928 lít (đktc) hỗn hợp gồm 2 khí NO và NO2 bay ra và dung dịch A không chứa muối amoni.
a. Tính số mol mỗi khí đã tạo ra.
b. Tính khối lượng muối thu được.
c. Tính tỷ khối hơi của hỗn hợp khí đối với hidro.
d. Để trung hoà dung dịch A cần 100 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 ban đầu.
Cho 1,35 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3, phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N2O. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3. Biết rằng tỷ khối của hỗn hợp khí đối với hidro bằng 19,2.
Hòa tan hoàn toàn 29,12 gam hỗn hợp gồm 0,08 mol Fe(NO3)2,Fe,Fe3O4,Mg,MgO,Cu và CuO vào 640 ml dung dịch H2SO4 1M .Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và hỗn hợp hai khí là 0,14 mol NO và 0,22 mol H2 . Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư ,tạo kết tủa Y . Lấy Y nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng giảm 10,42 g so với khối lượng của Y . Nếu làm khô cẩn thận dung dịch X thì thu được hỗn hợp muối khan Z ( giả sử quá trình làm khô không xảy ra phản ứng hóa học) . Phần trăm khối lượng FeSO4 trong Z là .
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí A gồm NO và N2O có tỷ lệ số mol tương ứng là 2 : 1. Dung dịch sau phản ứng tác dụng dung dịch NaOH không tạo khí mùi khai. Tính thể tích của hỗn hợp khí A (đktc) .
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến