Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X gồm metyl butirat, etyl axetat và 2 hidrocacbon mạch hở cần vừa đủ 4,2 mol O2, tạo ra 3 mol H2O. Nếu cho 1 mol X vào dung dịch Br2 thì số mol Br2 tối đa phản ứng là:
A. 0,6 B. 0,4 C. 0,5 D. 0,7
Số H = 2nH2O/nX = 6
Công thức chung của X là CxH6Oz
CxH6Oz + (x + 1,5 – z/2)O2 → xCO2 + 3H2O
1……………….4,2
—> x + 1,5 – z/2 = 4,2
—> x – z/2 = 2,7
Chất hữu cơ có x nguyên tử C no, mạch hở thì có 2x + 2 nguyên tử H —> Chất X còn thiếu 2x + 2 – 6 nguyên tử H hay x – 2 phân tử H2
Chất X có z nguyên tử oxi —> Có z/2 nhóm -COO- —> Có z/2 liên kết π trong nhóm này không thể cộng H2.
Vậy để làm no X ta cần nH2 = 1(x – 2 – z/2) = 0,7
—> nBr2 = 0,7
Xem bài tương tự tại đây hoặc tại đây
Hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. Cho m gam X vào bình chân không rồi nung bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 75,2 gam chất rắn Y gồm các oxit. Hoà tan hết Y trong dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch Z. Thêm tiếp 12 gam Mg vào Z, sau khi các phản ứng hoàn toàn thì thu được 16,8 gam chất rắn. Giá trị của m là.
A. 130.4 B. 134.2 C. 121.2 D. 125.8
Hòa tan hoàn toàn a mol Al vào dung dịch HNO3 (loãng, vừa đủ), thu được b mol khí N2 duy nhất và dung dịch Y chứa (27a + 39,6) gam muối. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 0,83 mol NaOH tham gia phản ứng. Giá trị của (a + b) là
A. 0,236. B. 0,215. C. 0,225. D. 0,228.
Đun nóng 0,045 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X và Y cần vừa đủ 120 ml dung dịch KOH 1M thu được hỗn hợp Z chứa 3 muối Gly, Ala, Val (trong đó muối của Gly chiếm 33,832% về khối lượng). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 13,68 gam A cần dùng 14,364 lit O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 31,68 gam. Biết X hơn Y một liên kết peptit, thành phần phần trăm về khối lượng của muối Ala trong Z gần giá trị nào nhất?
A. 45% B. 54% C. 50% D.60%
Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol HCl ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào thời gian phản ứng được biểu diễn như hình vẽ dưới đây:
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Tỉ lệ a : b là:
A. 1 : 10. B. 1 : 12. C. 1 : 8. D. 1 : 6.
Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
B. Chất Y có phản ứng tráng bạc.
C. Phân tử chất Z có 2 nguyên tử oxi.
D. Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3.
Cho X,Y,Z là 3 este dơn chức, mạch hở ( trong đó Y Z không no, có 1 kiên kết đôi C=C). Đốt cháy hoàn toàn 21.62 gam hh E trong oxi vừa đủ, rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng dung dịch giảm 34.5 so với dung dịch trước phản ứng. Mặt khác 21.62 gam E tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch F chĩ chừa 2 muối và hổn hợp 2 ancol kế tiếp nhau cùng dãy đồng đẳng. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn nhất trong E là
A. 21.09%
B. 31.64%
C. 26.36%
D. 15.82%
Cho 0,10 mol Ba vào dung dịch chứa 0,10 mol CuSO4 và 0,12 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 23,3 gam B. 26,5 gam C. 24,9 gam D. 25,2 gam
Nung 40,8 gam chất rắn gồm C, Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 (trong đó số mol Fe và các oxit sắt đều bằng nhau) tới phản ứng hoàn toàn thu được 3,36 lit khí (đktc) và hỗn hợp chất rắn gồm sắt và các oxit của nó. Để hòa tan hết chất rắn này cần dùng tối đa a mol HNO3 (sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong phản ứng là NO). Giá trị của a là
A. 1,3 B. 2,6 C. 1,8 D. 1,9
dd x gồm 0,02 mol cu(no3)2 và x mol hcl khối lượng fe tối đa phản ứng được với dd x là 5,6 g biết no là sản phẩm khử duy nhất no3- thể tích thu duoc sau phản ứng là
Hai hidrocacbon X, Y là đồng phân với nhau. Khi cho tác dụng với brom theo tỉ lệ 1 : 1 trong điều kiện thích hợp thì X chỉ tạo ra sản phẩm hữu cơ Z, còn Y tạo ra sản phẩm hữu cơ T. Biết rằng Z và T có thành phần phần trăm khối lượng của brom chênh lệch nhau 16,494%. Tìm công thức cấu tạo của X, Y, Z, T
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến