Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít hỗn hợp gồm C2H4 và C2H2 thu được khí CO2 và 12,6 gam nước. Tính thành phần phần trăm của mỗi khí trong hỗn hợp.
Đặt nC2H4 = x và nC2H2 = y
—> x + y = 0,5 (1)
C2H4 + 3O2 —> 2CO2 + 2H2O
x………………………………….2x
C2H2 + 2,5O2 —> 2CO2 + H2O
y……………………………………y
—> nH2O = 2x + y = 0,7
—> x = 0,2 và y = 0,3
—> %VC2H4 = 40% và %VC2H2 = 60%
Nung a gam hỗn hợp Fe và S trong điều kiện không có không khí cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với Hidro là 13
1) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong Y
2) Cho phần 2 tác dụng với 55 gam dung dịch H2SO4 98%, đun nóng thu được V lít khí SO2 và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng hết với dung dịch BaCl2 dư tạo thành 58,25 gam kết tủa. Tính a, V
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm metylamin, etilenđiamin, axit glutamic và chất có công thức phân tử CnH2n+1-x(NH2)xCOOH thu được a mol CO2 và b mol N2 với a+b=3,375. Mặt khác hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 1,05 mol HCl hoặc 0,55 mol NaOH. Giá trị của m:
A. 72,1. B. 76,85. C. 73,55. D. 70,5.
Đốt cháy hoàn toàn m gam rượu no, đơn chức, mạch hở, sau phản ứng thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Công thức của rượu no, đơn chức là
A. C3H7OH. B. C4H9OH. C. C2H5OH. D. CH3OH.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần 9,016 lít O2, thu được 6,384 lít CO2 và 4,77 gam H2O. Mặt khác, m gam X phản ứng vừa đủ với x gam Br2 (trong dung môi CCl4). Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của x là
A. 1,6. B. 3,2. C. 4,8. D. 4,0.
Hỗn hợp E gồm 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở (được tạo nên từ glyxin và lysin). Chia hỗn hợp E thành hai phần. Phần 1 có khối lượng 14,8808 gam, được đem thủy phân hoàn toàn trong dung dịch KOH 1M thì dùng hết 180 ml. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp F chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của lysin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn phần 2, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ thể tích là 1 : 1. Tỉ lệ a : b có giá trị gần nhất với
A. 1,57. B. 1,67. C. 1,40. D. 2,72.
Hỗn hợp X gồm MgCO3 và CaCO3. Cho m gam X vào 500 ml dung dịch HCl 1,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y chứa m1 gam chất tan. Giá trị của m1 nằm trong khoảng nào sau đây?
A. (16,8; 20). B. (26,3; 29,5).
C. (19,0; 22,2). D. (16,8; 18,4).
Hỗn hợp X gồm Al2O3, Ba, Na (trong đó số mol Na chiếm 8/14 tổng số mol của X). Hòa tan hoàn toàn X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,07 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch gồm 0,04 mol H2SO4 và 0,12 mol HCl vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa m gam các muối clorua và muối sunfat trung hòa) và 10,11 gam hỗn hợp kết tủa. Giá trị của m là?
A. 14,35 B. 8,09 C. 12,21 D. 7,6
Tiến hành điện phân dung dịch chứa a mol KCl và b mol CuSO4 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 7,5A trong thời gian 4632 giây, thu được dung dịch X; đồng thời anot thoát ra 0,12 mol hỗn hợp khí. Nếu thời gian điện phân là 6948 giây, thì tổng số mol khí thoát ra ở hai cực là 0,215 mol.
Câu 1. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Dung dịch X chỉ chứa hai muối.
B. Nếu thời gian điện phân là 5790 giây, thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực.
C. Giá trị của a là 0,12 mol.
D. Giá trị của b là 0,22 mol.
Câu 2. Cho các phát biểu liên quan đến bài toán: (a) Tổng khối lượng hai muối trước điện phân là 35,48 gam. (b) Nếu thời gian điện phân là 1,25t giây thì nước đã điện phân ở cả hai điện cực. (c) Giá trị của a, b lần lượt là 0,12 và 0,25. (d) Dung dịch X chỉ có hai chất tan. (e) Đến thời điểm 1,5t giây; số mol H+ sinh ra ở anot là 0,32 mol. Số phát biểu sai là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Cho 16,6 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe (số mol Al và Fe bằng nhau) vào 200 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn Z gồm 3 kim loại. Hòa tan toàn bộ lượng chất rắn Z vào dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí (đktc) và còn lại 40,8 gam chất rắn T không tan. Nồng độ mol/ lít của Cu(NO3)2 trong Y có giá trị là
A. 2,0. B. 1,0. C. 1,5. D. 1,3.
Hỗn hợp X chứa 1 ancol đơn chức (A), axit hai chức (B) và este 2 chức (D) đều no, hở và có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2 : 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 6,272 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng m gam hỗn hợp X trong 130 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch Y sau đó nung với CaO thu được duy nhất một hidrocacbon đơn giản nhất có khối lượng 0,24 gam. Các phản ứng đạt hiệu suất 100%.
CTPT có thể có của ancol là
A. C5H11OH B. C3H7OH C. C2H5OH D. C4H9OH
Phần trăm khối lượng của axit B trong X có giá trị gần nhất với
A. 42. B. 21. C. 28. D. 35.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến