Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hỗn hợp khí gồm ankin X và hidrocacbon Y cần dùng 4,5 lít khí O2 sinh ra 3 lít khí CO2. Công thức của X và Y lần lượt là
A. C2H2 và CH4 B. C3H4 và CH4
C. C2H2 và C2H4 D. C3H4 và C2H6
Số C = VCO2/VX = 1,5 —> Y là CH4
Bảo toàn O: 2VO2 = 2VCO2 + VH2O
—> VH2O = 3
—> Số H = 2VH2O/VX = 3
—> X là C2H2
Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp hai hidrocacbon đồng đẳng thu được 0,33 mol CO2 và 0,18 mol H2O. Vậy chúng thuộc dãy đồng đẳng của
A. Bezen B. Axetilen C. Metan D. Etilen
Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và alanin. Đốt cháy hoàn toàn 1,1 mol hỗn hợp Z gồm X và Y trong bình đựng khí oxi dư được 3,45 mol H2O và 2,85 mol hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng Nitơ có trong 1,1 mol Z có giá trị gần nhất với?
A. 29 B. 25 C. 27 D. 23
C4H8O2 có tác dụng với NaHCO3 tạo khí CO2. Xác định số đồng phân C4H8O2 và gọi tên?
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức, đều có công thức phân tử C7H6O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 36,6 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng X trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là?
A. 47,2 B. 40,4 C. 48,0 D. 53,6
Cho hỗn hợp X gồm metanol, etanol, propan-1-ol. Dẫn 17,28 gam X qua ống sứ chứa CuO, đun nóng sau một thời gian thu được hỗn hợp Y chứa các chất hữu cơ gồm andehit và ancol dư. Tỉ khối Y so với He bằng 10,475. Chia Y làm hai phần bằng nhau. Phần một đem đốt cháy bằng lượng oxi vừa đủ thu được 0,36 mol CO2. Phần 2 tác dụng lượng dư AgNO3/NH3 đun nóng kết thúc phản ứng thu được 0,38 mol Ag. phần trăm khối lượng HCHO trong Y gần nhất với
A. 22 B. 21 C. 23 D. 24
Cho m gam bột Cu vào 500ml dung dịch AgNO3 0,32M sau một thời gian phản ứng thu được 15,52 gam hỗn hợp rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X rồi thêm 11,7 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,06 gam rắn Z. Giá trị của m là:
A. 10,24 B. 7,68 C. 12,8 D. 11,52
Trước giờ học: K Na Ba Ca Mg AL Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
Trong bảng tuần hoàn:
Em đang hoang mang ở cái K, Ba, Ca, Na và cái Ag và Hg.
Em cần nguồn chính xác tuyệt đối, nếu ai trả lời cho em xin link chính gốc cái dãy hoạt động hóa học này ở đâu và nó được sắp xếp theo nghiên cứu j của ai, và nó có được bộ giáo dục trong nước và quốc tế công nhận chưa. Em xin cảm ơn rất nhiều
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,615 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,40 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch NaOH dư thấy có m gam NaOH tham gia phản ứng. Giá trị của m là:
A. 2,8. B. 3,2. C. 3,6. D. 2,4.
Cho các phát biểu sau:
a) gang là hợp kim của sắt có chứa từ 0,01-2% khối lượng cacbon
b) nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+
c) Cho từ từ dd HCl vào dd K2CrO4 thấy dd từ màu vàng chuyển sang màu da cam
d) Hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 dùng hàn đường ray
e) Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cữu
g) Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình khí SO2 sẽ có 2 chất bột màu trắng và màu vàng được tạo ra
h) Sục khí SO2 vào dd Fe2(SO4)3 thì thấy dd này bị chuyển từ màu vàng sang màu xanh nhạt
Số phát biểu sai là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Nhiệt phân hoàn toàn 66,75 gam hỗn hợp gồm Fe(NO3)2, NaNO3 trong bình kín không chứa không khí, khí tạo ra được hấp thụ hoàn toàn vào nước thu được dung dịch chỉ chứa 1 chất tan. Thành phần % về khối lượng các chất trong hỗn hợp rắn sau phản ứng?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến