Đốt cháy hoàn toàn 3,2g khí metan. a. Tính thểtích khí O2(đkc) cần dùng. b. Toàn bộsản phẩm cháy sinh ra dẫn vào dung dịch nước vôi trong lấy dư. Sau thí nghiệm thấykhối lượng bình tăng lên m1 gam và có m2 gam kết tủa. Tính m1, m2?

Các câu hỏi liên quan

16 Có hai lực cùng tác dụng lên một vật như hình dưới đây. Lực tổng hợp tác dụng lên vật là Picture 3 A: 100N B: 75N C: 50N D: 25N 17 Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào các yếu tố: A: trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ B: trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ C: trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D: trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. 18 Dùng cần cẩu để nâng thùng hàng có khối lượng 2500kg lên cao 12m. Công thực hiện trong trường hợp này là bao nhiêu ? A: 350kJ B: 300kJ C: 450kJ D: 400kJ 19 Một quả cầu được treo bằng sợi chỉ mảnh như hình vẽ. Muốn kéo đầu D của sợi chỉ sao cho sợi chỉ bị đứt trên đoạn CD thì ta phải làm như thế nào? Picture 2 A: Giật thật mạnh đầu dây D B: Vừa giật vừa quay sợi chỉ C: Giật nhẹ đầu dây D D: Tăng dần lực kéo đầu dây D 20 Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố nào của lực ? A: Điểm đặt, phương, độ lớn B: Điểm đặt, phương, chiều C: Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn D: Phương, chiều 21 Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3 . Áp suất tại điểm cách đáy thùng 20 cm bằng A: 60000 N/m2 B: 2000 N/m2 C: 6000 N/m2 . D: 8000 N/m2 22 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra ? A: Con người có thể hít không khí vào phổi B: Một cốc đựng đầy nước được đậy kín bằng miếng bìa, khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài C: Vật rơi từ trên cao xuống D: Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn. 23 Móc một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước thì số chỉ của lực kế A: bằng 0. B: không đổi C: tăng lên D: giảm đi 24 Tại sao nắp ấm pha trà có một lỗ nhỏ ? A: Để trang trí cho đẹp. B: Để cho đúng mốt C: Để nước nóng bay hơi bớt cho đỡ nóng D: Để dễ đổ nước ra chén do lợi dụng áp suất khí quyển. 25 Kết luận nào sau đây không đúng ? A: Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc. B: Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. C: Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó. D: Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.

I. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quí chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao băng tước trật. Ban ơn lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu long hổ, bày tiệc văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất… (Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục -2006). Câu 1. (1.0 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản ? Câu 3. (2.0 điểm) Mệnh đề "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" được tác giả triển khai như thế nào trong đoạn văn ? II. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Trong làng có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả. Đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong mình khó chịu , đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng và quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ và nói: - Nhà ngươi đã theo nghiệp Nho, đọc sách vở của thánh hiền há không biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ. Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưỡng tự nhiên. Người kia tức giận nói: - Phong đô không xa xôi gì, ta tuy hèn, há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy. Không nghe lời ta rồi thì sẽ biết. - Nói rồi phất áo bay đi… (Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục -2006). Câu 1. (1.0 điểm) Văn bản được trích từ tác phẩm nào? Tác giả? Thể loại? Câu 2. (1.0 điểm) Các từ ngữ tức giận, tắm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện tính cách nhân vật Ngô Tử Văn? Câu 3. (4.0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15-20 dòng) giới thiệu tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.