Đốt cháy hoàn toàn a mol một amin đơn chức mạch hở CxHyN (có k liên kết pi) thu được b mol CO2 và c mol H2O. Biểu thức nào sau đây đúng
A. a=(c-b)/1,5k B. a=(b-c)/(1,5-k)
C. a=(c-b)/(1,5-k) D. a=(b-c)/(k-1)
nX = (nH2O – nCO2)/(1 – k + N/2)
—> a = (c – b)/(1,5 – k)
Ca(OH)2 là hoá chất
A. có thể loại độ cứng toàn phần của nước.
B. có thể loại độ cứng tạm thời của nước.
C. có thể loại độ cứng vĩnh cửu của nước.
D. không thể loại bỏ được bất kì loại nước cứng nào.
A là một hợp chất hữu cơ có CTPT C5H11O2N. Đun A với dung dịch NaOH thu được một hợp chất có CTPT C2H4O2NNa và chất hữu cơ B. Cho hơi qua CuO/t° thu được chất hữu cơ D có khả năng cho phản ứng tráng gương. CTCT của A là
A. CH2=CH-COONH3-C2H5
B. CH3(CH2)4NO2
C. H2N-CH2-CH2-COOC2H5
D. NH2-CH2COO-CH2-CH2-CH3
X, Y là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng axit acrylic; Z là ancol đa chức; T là este mạch hở tạo bởi X, Y, Z. Hydro hóa hoàn toàn 15,48 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (số mol của Z gấp 3 lần số mol của T) cần dùng 0,18 mol H2 (Ni; t°) thu được hỗn hợp F. Đun nóng toàn bộ F với dung dịch NaOH vừa đủ; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối và 7,2 gam ancol Z’. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối cần dùng 0,56 mol O2, thu được CO2; H2O và 5,3 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của T có trong hỗn hợp E là
A. 30,75%. B. 25,67%. C. 27,68%. D. 31,89%.
Peptit X mạch hở được tạo bởi từ các α-amino axit có dạng H2N-CnH2n-COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X, thu được CO2, N2 và 0,9 mol H2O. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Thực hiện thí nghiệm sau: (a) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3. (b) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. (c) Đốt cháy lượng dư bột Fe trong khí Cl2. (d) Đốt cháy hỗn hợp bột gồm Fe và lưu huỳnh trong khí trơ. (e) Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. (g) Cho dung dịch NaI vào dung dịch FeCl3. Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra muối Fe (II) là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic đơn chức X và hai este Y, Z đều mạch hở (trong đó, X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 1,2 mol oxi, thu được CO2 và 1,1 mol H2O. Mặt khác, cho 7,72 gam E tác dụng vừa đủ với 130 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch hỗn hợp muối và ancol đơn chức. Phần trăm số mol của Z trong E là
A. 16,67%. B. 22,22%. C. 33,33%. D. 44,44%.
Cho 19,6 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,76 mol HCl đun nóng sau khi kết thúc phản ứng phản ứng thu được 0,06 mol khí NO và dung dịch Y chỉ chứa muối clorua (không có muối Fe2+). Cho NaOH dư vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 24,66 B. 22,84 C. 26,24 D. 25,42
Điện phân dung dịch CuSO4 thì thu được khí nào ở anot:
A. H2 B. O2 C. SO2 D. H2S
X, Y là hai hiđrocacbon khác dãy đồng đẳng, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon; Z là amin no, đơn chức (X, Y, Z đều mạch hở). Đốt cháy 0,18 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,42 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch KOH đặc dư, thấy khối lượng dung dịch tăng 17,04 gam; khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 0,448 lít (đktc). Biết độ tan của N2 trong nước không đáng kể. X, Y là:
A. C3H8 và C2H2 B. C2H4 và C3H4
C. CH4 và C2H2 D. C2H6 và C3H4
Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng có thể dùng hóa chất nào sau đây?
A. dung dịch FeCl3 dư B. dung dịch AgNO3 dư
C. dung dịch HCl đặc D. dung dịch HNO3 dư
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến