Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit X mạch hở được tạo thành từ amino axit no A chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH thì thu được b mol CO2 và c mol H2O. Biết b – c = 3,5x. Số liên kết peptit trong X là:
A. 8. B. 10. C. 6. D. 9.
X có dạng CnH2n+2-zNzOz+1 (x mol)
b – c = 3,5x
⇔ nx – x(n + 1 – 0,5z) = 3,5x
—> z = 9
—> X có 8 liên kết peptit.
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên.
Tỉ lệ a : b là:
A. 1 : 3. B. 1 : 2. C. 2 : 1. D. 2 : 3.
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối natri axetat và 10,8 gam hỗn hợp Y gồm 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp Y thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là:
A. 24,6. B. 20,5. C. 16,4. D. 32,8.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng. (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Đốt FeS2 trong không khí. (g) Điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí ng hiệm thu được kim loại là:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ đều phản ứng với CO để tạo kim loại.
(b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch về Ag.
(d) Cho Mg và dung dịch FeCl3 dư không thu được kim loại sắt.
(e) Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, khó kéo dài và dát mỏng.
(g) Hợp kim Na-K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu sai là:
A. 5. B. 2 C. 3 D. 4
Cho các so sánh sau về nhôm và crom (ký hiệu M là chung cho 2 kim loại):
(1) Đều tác dụng với dung dịch HCl và bị oxi hóa lên số oxi hóa +3.
(2) Đều tác dụng được với dung dịch NaOH được NaMO2.
(3) Đều bị thụ động trong H2SO4 loãng, nguội.
(4) Phèn K2SO4.M2(SO4)3.24H2O đều được dùng để làm trong nước đục.
(5) Đều tạo được màng oxit mỏng M2O3 bền vững bảo vệ.
(6) Oxit M2O3 đều tan được trong dung dịch H2SO4 loãng hoặc NaOH loãng.
Số so sánh đúng là:
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Hòa tan Fe3O4 trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, KOH, Na2CO3, CuSO4, HNO3, Fe, NaNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là
A. 7. B. 5. C. 4. D. 6.
Trong thực tế người ta thường nấu rượu (ancol etylic) từ gạo (chứa 81% tinh bột). Tinh bột chuyển hóa thành ancol etylic qua 2 giai đoạn: Tinh bột → Glucozơ → Ancol. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 80%, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml. Thể tích ancol etylic 46° thu được từ 10 kg gạo là:
A. 6 lít. B. 8 lít. C. 10 lít. D. 4 lít.
Điện phân dung dịch gồm 28,08 gam NaCl và m gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 51,6 gam thì ngưng điện phân thu được dung dịch X. Cho thanh sắt vào X, sau khi phản ứng kết thức thấy khối lượng thanh sắt giảm 6,24 gam và thu được khí NO (sản phẩm khử). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 170. B. 180. C. 190. D. 160.
Hỗn hợp X gồm FeCO3 và FeS2 với tỉ lệ số mol tương ứng 3 : 2. Cho hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y với không khí là?
A. 1,9 B. 2,1 C. 1,7 D. 2,3
Hỗn hợp X gồm hidrocacbon A và H2 có tỉ khối với H2 bằng 4,8. Dẫn X qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp Y có tỉ khối với CH4 là 1 (Y không làm mất màu dung dịch Brom). Công thức phân tử của A là
A. C2H4 B. C3H4 C. C4H8 D. C2H2
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến