Đốt cháy hỗn hợp m gam gồm axetilen và vinylaxetilen cần V lít khí oxi (ở đktc). Biểu thức liên hệ giữa m và V là
A. 13V/56 B. 13V/28 C.15V/56 D. 15V/28
CH + 1,25O2 —> CO2 + 0,5H2O
—> nO2 = 1,25m/13 = V/22,4
—> m = 13V/28
Thể tích hơi của 1,4 gam chất X (chứa C, H, O) bằng thể tích của 0,64 gam oxi (đo ở cùng điều kiện). 2,1 gam X phản ứng hết với dung dịch AgNO3/ NH3, lượng Ag giải phóng được hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 1,344 lít khí NO2 (đktc). Khi có Ni xúc tác thì 2,1 gam X phản ứng hết với H2 dư thu được Y.
(a) Xác định CTPT và viết CTCT các đồng phân của X.
(b) Cho Y tác dụng với CH3COOH (có H2SO4 đặc và đun nóng). Tính số gam dung dịch CH3COOH 80% cần để phản ứng hết với Y.
Chia hỗn hợp gồm hai rượu no, mạch hở A và B thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với natri dư thu được 0,896 lít khí (đktc). Đốt cháy hết phần thứ hai thu được 3,06 gam nước và 5,28 gam CO2. Xác định CTCT của hai rượu, biết rằng khi đốt V lít hơi của A hoặc B thì thể tích CO2 tạo ra trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất đều không vượt quá 3V lít
Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic (CH2=CH–COOH), ancol anlylic (CH2=CH–CH2–OH). Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 1,25. Biết rằng 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,1M. Tính giá trị của V.
Cho 50 ml dung dịch A gồm axit hữu cơ RCOOH và muối kim loại kiềm của axit đó tác dụng với 120 ml dung dịch Ba(OH)2 0,125M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Để trung hoà Ba(OH)2 dư trong B, cần cho thêm 3,75 gam dung dịch HCl 14,6%, sau đó cô cạn dung dịch thu được 5,4325 gam muối khan. Mặt khác, khi cho 50 ml dung dịch A tác dụng với H2SO4 dư, đun nóng thu được 0,035 mol axit hữu cơ.
(a) Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A.
(b) Tìm công thức của axit và của muối.
Cho 8,96 lít hỗn hợp khí A gồm O2 và O3 tác dụng với Mg dư sau phản ứng thu được m (gam) oxit. Biết tỉ khối giữa hỗn hợp khí A và H2 là 18. Tính m?
Chia hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan phần 1 bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Phần 2 tác dụng vừa đủ với 1,904 lít khí Cl2 (đktc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp X là bao nhiêu?
Tiến hành điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A, sau thời gian t giây thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực, thu được dung dịch Y và ở anot thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Dung dịch Y hòa tan tối đa 10,2 gam Al2O3. Nếu thời gian điện phân là 3860 giây thì khối lượng dung dịch giảm x gam so với ban đầu. Biết các khi sinh ra không tan trong dung dịch, nước bay hơi không đáng kể và hiệu suất quá trình điện phân đạt 100%. Cho các nhận định sau: (a) Giá trị của m là 30,35 gam. (b) Giá trị của t là 5790 giây. (c) Giá trị của x là 10,4 gam. (d) Dung dịch Y gồm các ion: K+, H+ và SO42-. Số nhận định đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Na, Ba và Al2O3 vào nước dư, thu được 3,136 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chỉ chứa hai muối gồm NaAlO2 và Ba(AlO2)2. Cho dung dịch H2SO4 đến dư vào X, sự phụ thuộc khối lượng kết tủa (gam) với số mol H2SO4 được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của x là
A. 0,30. B. 0,36. C. 0,34. D. 0,32.
Nhiệt phân C4H10 thu được m gam hỗn hợp X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6. Đốt cháy hết m gam X cần 2,912 lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp Y gồm CO2 và H2O. Toàn bộ Y hấp thụ hết vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M thu được dung dịch Z. Tính m
Hòa tan hết 52,56 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3 và Al(OH)3 trong dung dịch chứa H2SO4 loãng (lấy dư) thu được 1,2a mol khí H2 và dung dịch Y. Cho từ từ Ba(OH)2 1,25M đến dư vào dung dịch Y, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Phần trăm khối lượng của Al2O3 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 38%. B. 37%. C. 40%. D. 39%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến