Đốt cháy photpho theo sơ đồ: P + O2 —> P2O5
a) Lập phương trình phản ứng
b) Cần bao nhiêu lít oxi để đốt cháy hết 15,5g photpho
c) Để tạo ra 28,4 gam P2O5 cần bao nhiêu lít không khí (biết rằng oxi chiếm 1/5 thể tích không khí)
4P + 5O2 —> 2P2O5
nP = 15,5/31 = 0,5
Tỉ lệ: Cứ 4 mol P phản ứng vừa đủ với 5 mol O2
…………0,5………………………………..x………..
—> x = 0,5.5/4 = 0,625
—> V = 0,625.22,4 = 14 lít
c. nP2O5 = 0,2
Tỉ lệ: Để tạo ra 2 mol P2O5 cần 5 mol O2
………………….0,2………………..y…….
—> y = 0,2.5/2 = 0,5
—> V = 0,5.22,4 = 11,2 lít
O2 chiếm 1/5 không khí nên:
V không khí = 11,2.5 = 56 lít
Hỗn hợp A gồm anđehit (X), ancol bậc 1 (Y) và một axit cacboxylic (Z). Chia 198,6 gam A thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được 0,7 mol khí. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 0,8 mol khí. Phần 3 tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,8 mol Ag. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp gần với giá trị nào sau đấy. (Biết MX > 30)
A. 18 B. 28 C. 38 D. 48
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 3,36 gam Fe và 1,92 gam Cu trong 600 ml dung dịch HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là
A.36,06 B.40,92 C.34,44 D.35,10
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp (Z) gồm ancol no hở đơn chức (A) và ankin (B) cần dùng 0,55 mol O2, thu được 0,4 mol CO2. Tìm công thức của ankin (B) và khối lượng của ankin (B):
A.C2H2, 0,65gam B.C2H2, 1 gam C.C3H4, 0,65gam D.C3H4, 1gam
X là este tạo từ axit đơn chức và ancol 2 chức. X không tác dụng với Na. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X bằng NaOH (vừa đủ) thu được hỗn hợp sản phẩm có tổng khối lượng là 21,2 gam. Hãy cho biết có bao nhiêu este thỏa mãn điều kiện đó ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất etilen, oxi, metan. Viết phương trình phản ứng nếu có
Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Na2CO3, BaCO3 và BaSO4 (chứa 5,4% C về khối lượng) vào nước dư thấy có 0,735m gam chất rắn Y không tan. Chia Y ra 2 phần bằng nhau. Hòa tan phần (1) trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có a gam chất rắn không tan. Hòa tan phần (2) trong dunh dịch HCl dư thấy 2,24 lit khí thoát ra (đktc) và b gam chất rắn không tan. Tỉ lệ a:b gần nhất là ?
A. 1:1 B. 2:1 C. 5:2 D. 12:5
Cho 27,3 gam hỗn hợp A gồm 3 axit cacboxylic chỉ chứa chức cacboxyl tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3 thì thu được 0,45 mol CO2. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp A thấy cần 19,6 lit O2 thì thu được m gam CO2. Biết các khí đều đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 33 gam B. 41,8 gam C. 13,5 gam D. 17,1 gam
Hỗn hợp X gồm axit no đơn chức X1 và ancol no đơn chức X2 có cùng số nguyên tử H trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X thu được 0,16 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Đun nóng 0,2 mol thu được 4,44 gam este. Xác định hiệu suất ete hoá:
A. 25 B. 65 C. 40 D. 75
Hỗn hợp X gồm axit cacboxylic A, B đơn chức hơn kém nhau một nguyên tử cacbon, cho 12,9 gam X tác dụng hết với 300ml dung dịch NaHCO3 1M , cô cạn dung dịch đến khối lượng không đổi còn lại 21,05 gam chất rắn khan. Cho 12,9gam X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa bạc. Công thức cấu tạo của A, B và giá trị của m là A. HCOOH, CH3COOH, 32,4 B. CH3COOH, C2H5COOH, 32,4 C. CH3COOH, C2H5COOH, 21,6 D. HCOOH, CH3COOH, 21,6
Hỗn hợp X gồm Na2SO4, Na2CO3, NaHCO3. Chia 48,48 gam X làm 3 phần: – Phần 1 cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thì thấy có 1,2 gam NaOH phản ứng. – Phần 2 (có khối lượng gấp đôi phần 1) cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc). – Phần 3 cho tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thì thấy có 51,3 gam Ba(OH)2 phản ứng. Tính khối lượng mỗi chất trong 48,48 gam hỗn hợp X. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến