Có ý kiến bình luận cho rằng:"Trăng ở đây chỉ là cái cớ để nói về nhân tình, thế thái". Thật vậy, trong khổ thơ thứ hai này, tác giả đã tái hiện một khung cảnh sống chan hòa với thiên nhiên của con người. "Trần trụi với thiên nhiên/hồn nhiên như cây cỏ" là tái hiện về cách sống của con người trong thời kỳ còn kháng chiến khó khăn. Các từ: trần trui, hồn nhiên thể hiện 1 thái độ sống chan hòa, ân nghĩa, không hề vụ lợi toan tính như cây cỏ ven đường. Con người trong những năm tháng chiến tranh khó khăn, họ từng sống vô cùng chan hòa và yêu thương nhau, tất cả tưởng chừng sẽ không bao giờ quên được những kỷ niệm đẹp trong quá khứ ấy. Từ "ngỡ" đã nói lên tất cả. Nó dự báo trước về một kết quả con người sẽ thay lòng đổi dạ, sẽ quên đi quá khứ của mình, quên đi những ân nghĩa, thủy chung ngày trước. Và cả khi tác giải viết "cái vầng trăng tình nghĩa" chính là khẳng định tấm lòng chung thủy, không bao giờ quên đi quá khứ của mình, không bao giờ quên đi những năm tháng khó khăn từng trải qua. Cả khổ thơ nói về thái độ sống chan hòa, ân tình của con người với thiên nhiên, với vầng trăng tình nghĩa kề cận, với quá khứ trong những ngày xưa. Đây cũng như là một dự báo trước về sự đổi thay sớm của con người vì khi cuộc sống đủ đầy vật chất, con người dễ quên đi những điều ân nghĩa trong quá khứ thiếu thốn. Tóm lại, trong khổ thơ thứ hai bài thơ "Ánh trăng", cảm xúc của nhân vật trữ tình với vầng trăng đã được tác giả Nguyễn Duy thể hiện rất thành công.