Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp gồm tripeptit X và peptapeptit Y (đều mạch hở) cần dùng 360 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 38 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Số nguyên tử hidro trong peptapeptit Y là:
A. 31 B. 27 C. 25 D. 29
Đặt x, y là số mol X, Y
—> x + y = 0,1
và nNaOH = 3x + 5y = 0,36
—> x = 0,07 và y = 0,03
Bảo toàn khối lượng —> mPeptit = 25,4
—> 0,07X + 0,03Y = 25,4
Do M peptit = 254 nên X lấy các giá trị 189, 203, 217, 231
—> X = 203 và Y = 373 là nghiệm phù hợp.
X là (Gly)2(Ala) và Y là (Gly)2(Ala)2Val
—> Y có 27H
Hòa tan a gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước để được 400 ml dung dịch A. Cho từ từ 100ml dung dịch HCl 1,5M vào dung dịch A được dung dịch B và 1,008 lít khí (đktc). Cho dung dịch B tác dụng với dd Ba(OH)2 dư thu được 29,55 gam kết tủa.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính a.
Trong các mệnh đề sau, có bao nhiêu mệnh đề đúng:
(1) HI là chất có tính khử, có thể khử được H2SO4 đến H2S
(2) Nguyên tắc điều chế Cl2 là khử ion Cl- bằng các chất như KMnO4, MnO2, KClO3 … trong môt trướng axit
(3) Để điều chế oxi có thể tiến hành điện phân các dung dịch axit, bazo, muối như H2SO4, HCl, Na2SO4, BaCl2,…
(4) Lưu huỳnh tà phương và đơn tà là hai dạng đồng hình của nhau
(5) HF vừa có tính khử mạnh, vừa có khả năng ăn mòn thủy tinh
(6) Ở nhiệt độ cao N2 có thể đóng vai trò chát khử hoặc chất oxi hóa
(7) Dung dịch Na2SO3 có thể làm mất màu nước brom
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5
Cho các phát biểu sau
(1) Nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính là các khí cacbonic và metan
(2) Nước đá khô chính là khí cacbonic hóa rắn
(3) Nguyên nhân chính gây hiện tượng mưa axit là do các khí SO2 và CO2
(4) Khí thiên nhiên và khí bioga có thành phần chính là khí metan
(5) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ
(6) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4
Số phát biểu sai là
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
(1) Thủy phân hoàn toàn este thơm trong NaOH thu được muối và ancol thì C8H8O2 có hai công thức cấu tạo.
(2) Các đồng phân cấu tạo mạch hở C2H4O2 tác dụng lần lượt với NaOH và AgNO3/NH3 thì có 4 trường hợp có phản ứng
(3) Trong phản este hóa giữa axit axetic và etanol, nguyên tử O của phân tử H2O có nguồn gốc từ axit
(4) Thủy phân este C3H4O2 thu được hai chất đều có phản ứng tráng bạc
(5) Phân tử triglixit (chất béo) luôn có phân tử khối là số chẵn
Số phát biểu đúng
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Đổ các cặp chất vào nhau
(1) dung dịch AgNO3 và dung dịch Na3PO4
(2) Fe và dung dịch HCl đặc nguội
(3) HCl và dung dịch Fe(NO3)2
(4) H2S và dung dịch FeCl3
(5) dung dịch AgNO3 và dung dịch FeCl3
(6) dung dịch NaF và dung dịch AgNO3
Số cặp chất xảy ra phản ứng là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol chất hữu cơ A (chứa C, H, O, Na) bằng 0,1 mol oxi vừa đủ. Cho toàn bộ sản phẩm cháy (gồm Na2CO3, CO2, H2O) vào 4 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M thấy xuất hiện 29,55 gam kết tủa, đồng thời khối lượng bình tăng 10,6 gam. Lọc bỏ kết tủa, để trung hòa dung dịch nước lọc cần dùng 200ml dung dịch HCl 1M. Xác định CTPT của A.
Cho hỗn hợp X gồm axetilen, propin, propen và hiđro vào bình kín chân không có chứa một ít bột niken làm xúc tác. Nung nóng bình tới phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Tỷ khối của Y so với H2 là 19,1667. Cho Y qua bình đựng dung dịch brom dư, thì có 24 gam brom bị mất màu, khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 5,6 gam và hỗn hợp khí Z thoát ra khỏi bình có khối lượng 5,9 gam. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên vào bình đựng lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, xuất hiện 31,35 gam kết tủa màu vàng nhạt. Thể tích O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn Y là
A. 28,56 lít. B. 30,80 lít. C. 27,44 lít. D. 31,92 lít
X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 39,04 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam; đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2, thu được CO2, Na2CO3 và 0,38 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là.
A. 40,57% B. 48,56% C. 56,56% D. 40,47%
Đốt cháy hoàn toàn 22,4 lít hỗn hợp X gồm CO, CH4, C3H8 (đktc) thu được 44,8 lít CO2 (đktc). Phần trăm thể tích của propan trong X là:
A. 21,90% B. 25,36% C. 32,70% D. 50,00%
Cho hỗn hợp X gồm Cu (7a mol); FeO (5a mol); Mg; Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn 111,12 gam X trong dung dịch Y chứa HCl và NaNO3; sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng dung dịch tăng 104,92 gam; thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối của kim loại và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm NO, H2. Cho từ từ AgNO3 khan vào dung dịch Z đến khi lượng kết tủa đạt cực đại thì khối lượng dung dịch tiếp tục tăng 136,19 gam. Mặt khác nếu cho cùng lượng X trên phản ứng với H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 13,552 lít (đktc) khí SO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Hiệu khối lượng của Fe3O4 và Mg trong hỗn hợp X gần nhất với:
A. 65 B. 70 C. 80 D. 90
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến