Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp X chứa C2H2 và H2 (xúc tác Niken) thu được hỗn hợp Y, tỉ khối của X so với Y bằng 0,75. Thể tích Hidro đã phản ứng (đo ở đktc) là:
A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít
nX/nY = MY/MX = 1/0,75
nX = 0,4 —> nY = 0,3
—> nH2 phản ứng = nX – nY = 0,1
—> V = 2,24 lít
Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4, 0,2 mol C2H2 và 0,7 mol H2. X được nung trong bình kín có xúc tác là Ni. Sau một thời gian thu được 0,8 mol hỗn hợp Y, Y phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch Br2 aM. Giá trị của a là:
A. 3 B. 2,5 C. 2 D. 5
Cho 8,3 gam hỗn hợp Al, Fe có số mol bằng nhau vào 100 ml dung dịch AgNO3 2M và Cu(NO3)2 1,5M thu được chất rắn A và dung dịch B. Tính khối lượng chất rắn A và CM của dung dịch B.
Cho cân bằng CO + 2H2 ⇄ CH3OH. Tỉ khối hơi của hỗn hợp ban đầu và hỗn hợp sau phản ứng so với không khí (M = 29) lần lượt là 0,5 và 0,6. Thành phần thể tích của CH3OH trong hỗn hợp sau phản ứng là:
A. 8,98% B. 7,98% C. 9,98% D. 10,0%
Một bình kín có dung tích là V lít chứa hỗn hợp A gồm metan và axetilen có tỉ khối so với hidro là 10,5. Nung nóng A ở nhiệt độ cao để A bị nhiệt phân tạo ra axetilen và hidro thu được hỗn hợp B. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Áp suất trong bình sau phản ứng nhỏ hơn áp suất trong bình lúc đầu.
B. % thể tích của axetilen trong hỗn hợp B không phụ thuộc vào hiệu suất phản ứng nhiệt phân.
C. Tỉ khối của hỗn hợp B so với hỗn hợp A luôn lớn hơn 1.
D. % thể tích của metan trong B là 50%.
Cracking V lít butan thu được một hỗn hợp khí có tỉ khối so với hidro là 17. Hiệu suất phản ứng cracking là:
A. 50% B. 70,6% C. 58,6% D. 100%
Hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H2 có M = 23,5. Trộn V(lít) X với V1(lít) hiđrocacbon Y được 260 gam hỗn hợp khí Z. Trộn V1(lít) X với V(lít) hiđrocacbon Y được 223 gam hỗn hợp khí F. Biết V1 – V = 44,8 (lit); các khí đều đo ở đktc. Công thức của Y là:
A. C4H8 B. C3H6 C. C4H10 D. C2H6
Một hỗn hợp R (gồm hai anken liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một lượng hidro dư) có tỉ khối hơi so với hidro là 6,875. Nung hỗn hợp trên với Ni đến phản ứng hoàn toàn (H = 100%) thu được hỗn hợp khí R’ có tỉ khối hơi so với hidro là 55/6. Xác định CTPT hai anken:
A. C2H4 và C3H6 B. C5H12 và C5H10
C. C4H8 và C3H6 D. C4H8 và C5H10
0,2 mol hỗn hợp X chứa 2 hidrocacbon được chia thành 2 phần bằng nhau: P1 lội qua nước Brom dư không thấy có khí thoát ra. P2 đốt cháy thu được 8,8g CO2. 2 hidrocacbon đó là:
A. C2H4 và C3H6 B. C2H2 và C4H8
C. C2H2 và C2H4 D. C3H6 và C3H4
Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe có tỷ lệ 1:1 về số mol vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3 kim loại. Cho chất rắn A vào dung dịch HCl dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và còn lại 28 gam chất rắn không tan B. Nồng độ mol/lít của Cu(NO3)2 và AgNO3 lần lượt là:
A. 2M và 1M. B. 1M và 2M .
C. 0,2M và 0,1M. D. kết quả khác.
Thủy phân 85 gam hỗn hợp 3 este mạch hở gồm 1 este đơn chức, 1 este 2 chức và 1 este có công thức phân tử CnH2n-10O6 trong 1 mol NaOH (vừa đủ) thu được 93,8 gam 3 muối đơn chức có cùng số C và hỗn hợp T chứa 3 ancol no có số C liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn T cần dùng 1,3 mol O2. Biết 3 este đều có số liên kết π > 2. Tổng số nguyên tử lớn nhất có thể có của 3 este là:
A. 64 B. 65 C. 66 D. 67
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến