Đun nóng 11,1 gam etyl fomat với V ml dung dịch KOH 0,5M, lượng vừa đủ, phản ứng hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 120. B. 240. C. 300. D. 75.
nHCOOC2H5 = 0,15
HCOOC2H5 + KOH —> HCOOK + C2H5OH
0,15……………..0,15
—> V = 300 ml
Cho hỗn hợp khí D gồm H2; CnH2n+2; CnH2n-2. Đốt cháy hoàn toàn 100cm3 D thu được 210cm3 CO2. Mặt khác, khi cho 100cm3 D đi qua bột Ni nung nóng thì thu được 70cm3 một hiđrocacbon E duy nhất.
Biết các khí đo ở cùng điều kiện, các phản ứng xảy ra hoàn toàn
Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết sự có mặt của các khí sau trong cùng 1 hỗn hợp: CO2, SO2, C2H4, C2H2
Hỗn hợp P gồm 3 peptit X, Y, Z được trộn với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 : 3. Đốt cháy hoàn toàn 30,05 gam P trong oxi dư thu được 1,22 mol CO2; 1,075 mol H2O và 0,205 mol N2. Mặt khác cho 0,108 mol P phản ứng với NaOH vừa đủ thấy dùng hết 0,738 mol NaOH và tạo thành m gam hỗn hợp muối của Gly, Ala, Val. Biết tổng số liên kết peptit trong X, Y, Z là 18. Giá trị gần m nhất là:
A. 80 B. 70 C. 55 D. 45
Chia m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, Fe(OH)2, FeS2, thành hai phần bằng nhau.
Cho phần 1 vào bình kín chứa 42,00 lít khí O2 (dư, đo ở đktc), nung nóng bình cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình về điều kiện ban đầu (toàn bộ hơi nước ngưng tụ) thấy áp suất giảm 10% so với trước khi nung.
Phần 2 cho tác dụng hết với dung dịch HNO 3 thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y chỉ chứa (m – 7,8) gam hỗn hợp hai muối trung hoà có tỷ lệ về khối lượng là 25 : 2. Giá trị m là
A. 84,4. B. 36,3. C. 72,6. D. 42,2.
Lấy 20,16 lít hỗn hợp CO2 và O2 có khối lượng trung bình 33,333 trộn với 1 lượng X (X là hidrocacbon) thu được hỗn hợp có khối lượng phân tử M = 35. Đốt cháy hỗn hợp, sau phản ứng ngưng tụ H2O được hỗn hợp có khối lượng trung bình 43,5 trong đó X còn 33,33% so với lượng ban đầu. Xác định công thức phân tử của X
A, B, C, D là các chất khí đều làm mất màu nước brom. Khi đi qua nước brom thì A tạo ra một chất khí với số mol bằng 1/2 số mol A; B tạo thành chất lỏng không trộn lẫn với nước; C tạo ra kết tủa màu vàng; còn D chỉ làm mất màu nước brom tạo thành dung dịch trong suốt. Hỏi A, B, C, D là các khí gì?
X và Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (có số liên kết pi khác nhau và đều nhỏ hơn 3, hơn kém nhau 3 nguyên tử cacbon). Hỗn hợp E gồm X, Y, ancol Z và este T (đa chức, tạo bởi Z và X, Y). Đốt cháy m gam hỗn hợp E cần 71,68 lít (đktc) oxi và thu được 50,4 gam nước. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 700 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn thu được m1 gam ancol Z và m2 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam muối thu được 34,72 lít (đktc) khí CO2. Còn nếu cho m1 gam ancol Z qua bình chứa Na dư thì thấy khối lượng bình tăng 30 gam và có 11,2 lít (đktc) khí H2 thoát ra. Thành phần % khối lượng este T trong hỗn hợp E là :
A. 32,80% B. 31,07% C. 25,02% D. 20,90%
Dung dich X chứa KHCO3 và Na2CO3. Dung dịch Y chứa HCl 0,5M và H2SO4 1,5M. Thực hiện 2 thí nghiệm sau: + Cho từ từ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y thu được 5,6 lít CO2 (đktc). + Cho từ từ 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và dung dịch Z. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Z, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 68,95. B. 103,9. C. 133,45. D. 74,35.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa tripanmitin, triolein, axit stearic, axit panmitic (trong đó số mol các chất béo bằng nhau). Sau phản ứng thu được 83,776 lít CO2 (đktc) và 57,24 gam nước. Mặt khác, khi đun nóng m gam X với dung dịch NaOH (dư) đến khi các phản ứng hoàn toàn thì thu được a gam glyxerol. Giá trị của a là
A. 13,80. B. 12,88. C. 51,52. D. 14,72.
Amino axit Y no, mạch hở chứa 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2. Cho 66,75 gam Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được 83,25 gam muối. Công thức của Y là
A. C2H5O2N. B. C5H11O2N.
C. C3H7O2N. D. C4H9O2N.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến