Đun nóng phenyl axetat với dung dịch KOH dư, thấy lượng KOH phản ứng là 16,8 gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là
A. 19,8 gam. B. 34,5 gam.
C. 29,7 gam. D. 32,4 gam.
nKOH = 0,3
CH3COOC6H5 + 2KOH —> CH3COOK + C6H5OK + H2O
—> m muối = 34,5 gam
Đốt cháy m gam hỗn hợp T (gồm vinylaxetylen, etylaxetylen, but-1-en, butađien và H2) thu được 0,52 mol CO2 và 7,56 gam H2O. Nếu đun nóng m gam T (xúc tác Ni) thu được hỗn hợp M, dẫn M lần lượt qua bình (I) đựng AgNO3/NH3 dư, đun nhẹ và bình (II) đựng nước Br2 dư thì thấy: + Bình (I) xuất hiện x gam kết tủa. + Khối lượng bình (II) tăng 2,22 gam, lượng Br2 phản ứng là 8 gam và thoát ra 0,02 mol khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của (m + x) gần nhất với
A. 18,35. B. 25,75. C. 18,28. D. 25,85.
Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt vào các dung dịch: HCl loãng, Na2CO3, AgNO3, NaOH. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Cho 2,24 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư. Kết thúc phản ứng thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5; đktc). Giá trị của V là
A. 2,688. B. 2,016. C. 3,360. D. 2,240.
Trong phòng thí nghiệm, khí CH4 được điều chế bằng cách cho Al4C3 tác dụng với nước, khí CH4 sinh ra có lẫn hơi nước, cách lắp đặt bộ dụng cụ thu khí CH4 khô nào sau đây là đúng?
A. B.
C. D.
Khử hoàn toàn hỗn hợp chứa 6,96 gam Fe3O4 và 2,4 gam CuO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, lấy phần rắn cho vào dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 0,672. B. 2,688. C. 1,344. D. 2,016.
Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (đúng tỉ lệ mol các chất):
Biết X mạch hở, phân nhánh. Điều nhận định nào sau đây là sai ?
A. X không tồn tại đồng phân hình học.
B. X có tính lưỡng tính.
C. Trong X chứa hai nhóm hiđroxyl (-OH).
D. Chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
Tiến hành thí nghiệm điều chế xà phòng theo các bước dưới đây: Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ 1ml dầu ăn và 3 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 8-10 phút. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khấy nhẹ. Sau đó để nguội. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở bước 1 có thể thay thế dầu ăn bằng mỡ động vật.
B. Ở bước 2, nếu không liên tục khuấy đều phản ứng sẽ xảy ra chậm vì dầu ăn không tan trong dung dịch NaOH.
C. Việc thêm dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp sản phẩm để độ tan của xà phòng giảm đi, đồng thời làm tăng tỉ trọng của hỗn hợp sản phẩm giúp xà phòng nổi lên trên mặt, dễ dàng tách ra khỏi hỗn hợp.
D. Sau bước 3, khi để nguội ta thấy phần dung dịch bên trên có một lớp chất lỏng màu trắng đục.
Đun nóng dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ có tỉ lệ mol 1 : 1 trong môi trường axit đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được 19,44 gam Ag. Giá trị m là
A. 10,80. B. 19,08. C. 12,24. D. 15,66.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến