Dung dịch A có a mol NH4+, b mol Mg2+, c mol SO42-, d mol HCO3-. Biểu thức nào biểu thị sự liên quan giữa a, b, c, d ?
A. a + 2b = c + 2d B. 2a + b = 2c + d
C. 2a + 2b = 2c + 2d D. a + 2b = 2c + d
Theo định luật bảo toàn điện tích:
Điện tích cation = Điện tích anion
—> a + 2b = 2c + d
Cho sơ đồ phản ứng (X, Y, Z đều là các chất hữu cơ): X (C4H8O3) + NaOH → Y + Z Y + 2CuO → T (tạp chức) + 2Cu + 2H2O Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Đốt cháy hoàn toàn một 1 mol Z thu được 1 mol CO2
B. Y hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường
C. T có 1 nhóm –CH3
D. X tác dụng với Na theo tỷ lệ mol 1 :1
Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo X thu được 1 mol natri stearat và 2 mol natri oleat. Công thức phân tử của X là:
A. C57H108O6 B. C57H106O6
C. C54H106O6 D. C54H108O6
Este X được tạo từ ancol metylic với một axit cacboxylic, este Y được tạo thành từ glixerol với các axit cacboxylic (X, Y đều mạch hở, số chức khác nhau và có dạng C2nH2nOn, n < 8). Thủy phân m gam hỗn hợp M gồm X và Y cần 0,27 mol NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp N gồm hai ancol và 25,12 gam P gồm ba muối. Đốt cháy hoàn toàn lượng P trên thu được 4,95 gam H2O Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối nhỏ nhất trong P gần nhất với
A. 26,5%. B. 26,5% C. 27,5%. D. 25,5%.
Cho các nhận định sau (1) Cho natri aminoaxetat tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch chứa 2 muối (2) C6H14N2O3 là một đipeptit (3) Tristearin, glyxin, phenol đều là chất rắn ở điều kiện thường (4) CH3NH3Cl, NH2-CH2-COOCH3 đều có tính lưỡng tính (5) Có thể phân biệt toluen, stiren, benzen bằng dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường. (6) Cho dung dịch amoni fomat tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì dung dịch thu được chỉ gồm các chất vô cơ (7) Tơ nitron, cao cao su buna đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp Số nhận định đúng là:
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1). Đốt dây sắt dư trong khí clo. (2). Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (không có oxi). (3). Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng (dư). (4). Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư. (5). Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). (6). Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm tạo ra muối Fe(III) là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Cho hỗn hợp E gồm chất X (C7H17N3O7) và chất Y (C2H8N2O3) tác dụng vừa đủ 250 ml với dung dịch KOH 2M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một ancol đơn chức T; hai amin no, đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng có tỷ khối so với H2 bằng 20,1667 và rắn Z gồm hai muối (trong đó có muối của aminoaxit). Biết rằng ancol T có thể điều chế trực tiếp từ phản ứng giữa các chất vô cơ. Khối lượng muối aminoaxit trong rắn Z là
A. 22,3 gam B. 18,5 gam C. 22,5 gam D. 19,1 gam
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến