Dung dịch chất X phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được kết tủa trắng và dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan Cu, thu được khí không màu hóa nâu ngoài không khí. Chất X là
A. Ba(NO3)2. B. KNO3.
C. BaCl2. D. CuSO4.
Y + Cu —> Khí NO nên Y chứa H+, NO3-
—> X là muối nitrat.
X tạo kết tủa trắng với H2SO4 —> X là Ba(NO3)2
Cho dãy các chất sau: CH3COOC6H5 (hợp chất thơm), ClH3N-CH2-COOH, CH3NH3HCO3, H2NCH2-COOCH3, HOOC-CH(NH2)-COOH. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa với 2 mol NaOH là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Cho dung dịch chứa 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 0,4M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng tối đa với 300 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 30,05 gam muối khan. Số nguyên tử H trong phân tử X là
A. 9. B. 7. C. 8. D. 5.
Thực hiện các thí nghiệm sau (a) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng. (b) Nhỏ vài giọt nước brôm vào dung dịch anilin. (c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic. (d) Cho metyl fomat vào dung dịch chứa AgNO3/NH3 đun nóng (e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch anilin. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Chất X có công thức cấu tạo: ClH3N-CH2-CONH-CH(COOH)-CH2-CH2-COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y. Trung hòa NaOH dư trong Y cần dùng 100 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 41,75. B. 44,25. C. 39,75. D. 48,85.
Cho các phương trình hóa học sau:
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O
(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(3) nX2 + nY → Poli(etylen terephtalat) + 2nH2O
(4) nX3 + nZ → tơ nilon-6,6 + 2nH2O
Công thức phân tử của X là
A. C8H14O5. B. C10H16O5.
C. C10H18O4. D. C8H14O4.
Este X hai chức, phân tử có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C9H8O4. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 300 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng (phản ứng vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 3,2 gam metanol và 25 gam hỗn hợp Y gồm hai muối khan. Số công thức cấu tạo của X là
A. 3. B 2. C. 4. D. 5.
Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thì có 2 mol HNO3 đã phản ứng. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với oxi, thu được 25,2 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thì có 0,8 mol H2SO4 tham gia phản ứng, thu được muối sunfat và SO2 là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4. Giá trị của m là
A. 18. B. 24. C. 22. D. 21.
X là tetrapeptit mạch hở; 0,1 mol X phản ứng được tối đa với 0,5 mol NaOH hoặc 0,4 mol HCl. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 177,3 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng oxi trong X là
A. 38,62%. B. 27,59%. C. 35,22%. D. 25,16%.
X là este thuần chức, mạch hở. Làm bay hơi hết 17 gam X thì thu được 2,24 lít hơi (đktc). Thực hiện phản ứng xà phòng hóa 17 gam X cần dùng 200 ml dung dịch KOH 1M. X được tạo bởi axit hữu cơ đơn chức. X là este của
A. Ancol no, đa chức, bậc 1. B. Họ phenol (như crezol).
C. Phenol. D. Ancol không no chứa liên kết ba.
Đốt cháy hết 1 mol ancol đơn chức, no, mạch hở A cần dùng 3 mol O2. Chỉ ra phát biểu sai về A
A. Tách H2O chỉ tạo 1 anken duy nhất.
B. Có 2 đồng phân không cùng chức khác.
C. Có nhiệt độ sôi cao hơn ancol metylic.
D. Là ancol bậc 1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến