Dung dịch X chứa 0,2 mol Fe(NO3)3 và 0,24 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Cu (biết phản ứng tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5)
A. 5,76. B. 18,56. C. 12,16. D. 8,96.
nH+ = 0,24 và nNO3- = 0,6 —> nNO = nH+/4 = 0,06
Bảo toàn electron: 2nCu = nFe3+ + 3nNO
—> nCu = 0,19
—> mCu = 12,16 gam
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuCl2. (b) Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4. (c) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng. (d) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng. (e) Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3. (f) Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 có thêm vài giọt dung dịch CuSO4. (g) Đốt hợp kim Al-Fe trong khí Cl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Có các thí nghiệm sau: (1) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2. (2) Đun nóng dung dịch chứa hỗn hợp Ca(HCO3)2 và MgCl2. (3) Cho nước đá khô vào dung dịch axit HCl. (4) Nhỏ dung dịch HCl vào thủy tinh lỏng. (5) Thêm sôđa khan vào dung dịch nước vôi trong Số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% (loãng), thu được dung dịch Y. Nồng độ của MgSO4 trong dung dịch Y là 15,22%. Nồng độ phần trăm của ZnSO4 trong dung dịch Y gần nhất với
A. 10,21%. B. 15,16%. C. 18,21%. D. 15,22%.
Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở, được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenyl alanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Kết luận không đúng về X là
A. Trong X có 5 nhóm CH3.
B. X có công thức Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
C. Đem 0,1 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng tạo ra 70,35 gam muối.
D. X tác dụng với NaOH đun nóng trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 5.
Thủy phân hoàn toàn 3,96 gam vinyl fomat trong dung dịch H2SO4 loãng. Trung hòa hết axit sau phản ứng rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là
A. 15,12. B. 21,6. C. 11,88. D. 23,76.
Đốt cháy 0,1 mol một peptit X (tạo nên từ glyxin và alanin) cần vừa đủ 1,575 mol O2. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X bằng 400 ml dung dịch KOH 1,3M thu được dung dịch Y có chứa 0,2 mol muối glyxin. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 61,82
B. 60,70
C. 63,62
D. 58,76
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến