Em cần gấp anh chị nào giúp em vs ạ

Các câu hỏi liên quan

I.Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Trong bài văn nghị luận, cần có yếu tố nào trong số các yếu tố sau? A. Lí lẽ và dẫn chứng B. Luận điểm và lí lẽ C. Luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng D. Luận điểm và dẫn chứng Câu 2:Trong lập luận của bài văn nghị luận, mối quan hệ giữa dẫn chứng và lí lẽ thể hiện như thế nào? A. Phải phụ thuộc lẫn nhau B. Phải tương đương nhau C. Phải phù hợp với luận điểm D. Phải phù hợp với nhau và phù hợp với luận điểm Câu 3:Cho các đề văn sau, xác định đâu là đề bài yêu cầu sử dụng phép nghị luận chứng minh? Đề 1:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” (Hồ Chí Minh). Bằng hiểu biết của mình, hãy làm sáng tỏ câu nói trên. Đề 2:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” (Hồ Chí Minh). Hãy giải thích và chứng minh câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn. Đề 3:Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh) Đề 4: Chứng minh rằng một trong những nội dung của ca dao là diễn tả tình yêu tha thiết với quê hương đất nước của nhân dân ta. A. Đề 1, 2 B. Đề 1,3 C. Đề 1, 4 D. Đề 2, 4 Câu 4:Đọc kĩ đoạn văn sau và cho biết nó được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”… Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó, lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng”. (Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ngữ văn 7, tập hai) A. Nghị luận B. Nghị luận kết hợp tự sự C. Nghị luận kết hợp biểu cảm D. Thuyết minh Câu 5: Dòng nào dưới đây thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn ở câu 4? A. Bác giản dị trong đời sống. B. Bác có tác phong giản dị. C. Bác giản dị trong quan hệ với mọi người D. Lời nói và bài viết của Bác rất giản dị. Câu 6: Câu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” trong đoạn văn trên (câu 4) là: A. Luận điểm B. Lí lẽ C. Dẫn chứng D. Lập luận. Câu 7:Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Thành phần được gạch chân là trạng ngữ chỉ điều gì? A. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân B. Trạng ngữ chỉ mục đích C. Trạng ngữ chỉ cách thức D. Trạng ngữ chỉ phương tiện Câu 8. Có bao nhiêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 9: Trong những câu sau đây, câu nào không phải là câu bị động? A. Tôi bị mắng. B.Bà tôi thường bị đau đầu mỗi khi trời trở gió. C. Bạn ấy được cô giáo khen ngợi. D. Tôi được tặng ba cuốn sách rất hay. Câu 10: Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là gì? A. Để câu văn sinh động, hấp dẫn hơn B. Để câu văn giàu sức gợi hình, gợi cảm C. Để câu văn được uyển chuyển, linh hoạt trong diễn đạt. D. Liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. II. Tự luận: Câu 1. Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động tương ứng: a. Các bác sĩ, y tá - những “chiến sĩ áo trắng” đã ngày đêm chăm sóc tận tình cho các bệnh nhân nhiễm Covid 19. b. Trong thời gian này, toàn thể người dân Việt Nam đang thực hiện việc cách ly xã hội vô cùng nghiêm túc để phòng chống dịch Covid 19. Câu 2. Lập dàn ý cho đề văn sau:Chứng minh rằng: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, cách viết của Bác Hồ rất giản dị