C1:
- Lãnh thổ châu Mĩ (phần lục địa) kéo dài khoảng gần 125 vĩ độ ( từ 71°57' Bắc - 53°54' Nam) gồm 2 lục địa Bắc Mĩ & Nam Mĩ
- Các luồng nhập cư vào châu Mĩ:
+ Chủng tộc Môn-gô-lô-it cổ di cư đến châu Mĩ từ xa xưa.
+ Luồng nhập cư từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức.
+ Luồng nhập cư từ Tây Ban Nha.
+ Luồng nhập cư từ Bồ Đào Nha.
+ Luồng nhập cư từ châu Á.
+ Luồng nhập cư từ châu Phi.
- Có sự khác nhau về ngôn ngữ của dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ là do lịch sử nhập cư.
+ Bắc Mĩ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh do luồng nhập cư chủ yếu vào Bắc Mĩ là người Anh, Ý, Đức.
+ Trung và Nam Mĩ, ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha do luồng nhập cư đầu tiên vào Nam Mĩ là từ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
C2:
Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.
- Dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.
- Miền đồng bằng ở giữa rộng lớn tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.
C3:
- Khai thác và chế biến gỗ: Ca-na-đa, Tây Bắc Hoa Kì.
- Sản xuất ô tô: Tây Nam Hoa Kì (ven Thái Bình Dương); nam Hoa Kì và nam Mê-hi-cô.
- Lọc dầu: phía Tây Hoa Kì (ven Thái Bình Dương); phía nam Hoa Kì, nam Mê-hi-cô.
- Đóng tàu: phía Đông Hoa Kì - ven biển Đại Tây Dương.
- Cơ khí: phía Nam Ngũ Hồ; Tây Nam Hoa Kì và Mê-hi-cô.
- Luyện kim màu phân bố rộng khắp, luyện kim đen tập trung hơn ở nam Ngũ Hồ.
- Dệt: vùng Đông Bắc Hoa Kì.
- Hóa chất: gần các biên giới.
- Công nghệ cao: phía Nam và ven Thái Bình Dương thuộc lãnh thổ Hoa Kì.
CHÚC BN HỌC TỐT.PP