Em chỉ yêu cầu mn lm 1 bài thôi nha :>> Bài 1. Cho góc xAy. Trên tia Ax lấy 2 điểm B và C sao choAB = 8cm, AC = 15cm. Trên tia Ay lấy 2 điểm D và E sao cho AD = 10cm, AE = 12cm. a) CMR: tam giác ABE và tam giác ADC đồng dạng b) CMR: AB.DC = AD.BE; c) Tính DC, biết BE = 10cm; d) Gọi I là giao điểm của BE và CD. CMR: IB.IE =ID.IC Bài 2. Cho tam giác ABC nhọn có hai đường cao BF, CE cắt nhau tại H. Tia AH cắt BC tại D. a) Chứng minh: tam giác AEC và tam giác AFB đồng dạng; b) Chứng minh AE.AB = AF.AC rồi từ đó suy ra tam giác AEF đồng dạng với tam giác ACB c) Chứng minh: Tam giác BDH đồng dạng tam giác BFC và d)Vẽ DM vuông góc AB tại M, DN vuông góc AC tại N. Chứng minh MN //EF. Bài 3. Cho tam giác ABC vuông tại B, đường cao BH. Cho AB = 15cm, BC = 20cm. a)Chứng minh:Tam giác CHB đồng dạng với tam giác CBA b)Chứng minh: AB2 = AH.AC c)Tính độ dài AC, BH. d)Kẻ HK vuông góc AB tại K, HI vuông góc BC tại I. Chứng minh:Tam giác BKI đồng dạng với tam giác BCA Bài 4: Cho hình bình hành ABCD, AC l đường cho lớn. kẻ CE vuông góc với AB taị E, CF vuông góc với AD tại F, BI vuông góc với AC tại I. a) Chứng minh tam gic AIB đồng dạng với tam gic AEC. b) Chứng minh tam gic AIE đồng dạng với tam gic ABC. c) Chứng minh AB.AE + AF.CB = AC 2. d) Tia BI cắt đường thẳng CD tại Q và cắt cạnh AD tại K. Chứng minh: BI 2 = IK.IQ Bài 5. Cho hình chữ nhật ABCD có các cạnh AB = 4cm, BC = 3cm. Qua B vẽ đường thẳng vuông góc với BD cắt DC tại E. a) Chứng minh tam giác BDC đồng dạng với tam giác EDB, từ đó suy ra DB2 = DC.DE b) Tính DB, CE; c) Vẽ CF vuông góc với BE tại F. Gọi O là giao điểm của AC và BD. Nối OE cắt CF tại I và cắt BC tại K. Chứng minh I là trung điểm của đoạn CF. d) Chứng minh rằng: ba điểm D,K,F thẳng hàng. Bài 6: Cho tam giác ABC vuông tại C(CA<CB). Lấy điểm I bất kỳ trên cạnh AB.Trên nửa mặt phẳng AB chứa C, kẻ tia Ax, By cùng vuông góc với AB. Đường vuông góc với IC cắt Ax, By lần lượt tại M và N. a) Chứng minh tam giác CAI đồng dạng với tam giác CBN. b) Chứng minh AB.NC = IN.CB. c) Chứng minh góc MIN là góc vuông. d) Tìm vị trí của điểm I để diện tích tam giác IMN gấp hai lần diện tích t Bài 7: Cho tam giác ABC nhọn, các đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Đường vuông góc AB tại B và đường vuông góc với AC tại C cắt nhau tại K. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh: a)Chứng minh tam giác ADB đồng dạng với tam giác AEC và tam giác AED đồng dạng với tam giác ACB b)Chứng minh: HE.HC = HD.HB; c) Chứng minh H, M, K thẳng hàng và góc AED bằng góc ACB. d)AH cắt BC tại O. Chứng minh: BE.BA + CD.CA = BC2. d) Chứng minh e) Chứng minh H là giao điểm các đường phân giác của tam giác ODE. f) Cho góc ACB = 450, gọi P là trung điểm của DC. Từ D kẻ đường thẳng vuông góc với BP tại I và cắt CK tại N. Tìm tỉ số diện tích của tứ giác CPIN và diện tích tam giác DCN g) Tam giác ABC có điều kiện gì thì tứ giác BHCK là hình thoi? Hình chữ nhật? Bài 8. Cho tam giác nhọn ABC, H là trực tâm, G là trọng tâm, O là giao điểm các đường trung trực của tam giác. Chứng minh rằng: H, G, O thẳng hàng và HG = 2GO.

Các câu hỏi liên quan

Giúp mình tìm phương thức liên kết với ạ, cảm ơn mn đã giúp đỡ ạ..... Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. - Phương thức liên kết:... * Cấu trúc lập luận Quy nạp: Mỗi ngày thức dậy bạn cảm thấy yêu đời hơn. Mỗi ngày thức dậy bạn tìm cho mình một nguồn cảm hứng để làm việc. Mỗi ngày, chúng ta tận hưởng những thú vui khác nhau để cuộc sống này trọn vẹn hơn. Chúng ta không biết được ngày mai ra sao. Chúng ta cũng ta cũng không biết được những chuyện gì sẽ xảy đến. Chính vì thế, chúng ta hãy sống thật trọn vẹn để không phải hối tiếc về những điều đã xảy ra. - Phương thức liên kết:.... Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ… Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. - Phương thức liên kết:.... * Cấu trúc lập luận Song hành: Trong tập “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc. - Phương thức liên kết:.... * Cấu trúc lập luận Móc xích: Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng là thơ Nguyễn Trãi không. Đúng là thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải là dễ hiểu đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. Không hiểu vì không biết chắc bài thơ bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều nổi chìm của Nguyễn Trãi. Cũng một bài thơ nếu viết năm 1420 thì có một ý nghĩa, nếu viết năm 1430 thì nghĩa khác hẳn. - Phương thức liên kết:.... * Cấu trúc lập luận So sánh: Trong cuộc sống không thiếu những người cho rằng cần học tập để thành tài, có tri thức hơn người khác mà không hề nghĩ tới việc rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa, vốn là giá trị cao qúy nhất trong các giá trị của loài người. Những người luôn hợm mình, tự cao tự đại, nhiều khi trở thành những kẻ có hại cho xã hội. Đối với những người ấy, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ lời dạy của người xưa: “Tiên học lễ, hậu học văn” - Phương thức liên kết:..... * Cấu trúc lập luận Nhân Quả: “Quen biết khắp thiên hạ, hiểu được mình có mấy người”. Bình thường chúng ta hay than vãn không tìm được người bạn hiểu được mình. Quả đúng như vậy, tri âm khó tìm, cuộc đời có thể có được người hiểu mình, thì không còn gì đáng tiếc! Nhưng, kết bạn không chỉ là việc của riêng đơn phương một người, mà tâm ý của cả hai phải hiểu rõ nhau, nếu chỉ một phía có tâm, một bên vô tâm thì sẽ khó thành bạn bè được. Một bên nghèo hèn, một bên giàu có, tình bạn cũng có cơ hội trải nghiệm đói no. Kết giao bạn bè, có thể cùng chung hoạn nạn, sinh tử không sợ mới có thể thấy rõ chân tình, mới đáng để ca tụng. - Phương thức liên kết:....