1. Mở bài:
- Đời sống con người chịu ảnh hưởng của môi trường sinh thái (một mặt nó có tác động tích cực, hỗ trợ cho con người; mặt khác lại có tác động tiêu cực, đầy tính tàn phá và hủy hoại).
- Giới thiệu trận bão lụt xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long mới đây được xem qua vô tuyến.
2. Thân bài:
* Hình ảnh bão lụt qua phóng sự truyền hình:
- Bản tin buổi tối: hình ảnh cô phát thanh viên (vẻ mặt, giọng nói).
- Cảm xúc mọi người: xôn xao bàn tán, lo lắng và hi vọng.
* Tả cảnh bão và lụt theo quan sát cá nhân:
- Trời sầm tối, gió mạnh từng cơn, mây đen kịt.
- Mưa lớn, nước mưa rào rào trút xuống, nước dâng cao dần, tràn hai bên bờ sông.
- Dòng nước ngầu đục, sủi bọt cuồn cuộn chảy, đồng ruộng, nhà cửa, vườn tược, đường sá nhanh chóng ngập chìm trong cơn lũ, cây cối ngả nghiêng, rũ rượi hoặc bị gãy đổ, ngập nước (đôi chỗ còn ngọn cây cổ thụ hoặc bụi tre già nhô chỏm ngọn trên nước).
- Nước mênh mang, lạnh lùng, thoáng bóng vài chú trâu, bò, chó, … ngụp hoặc lặn trong nước lũ; mấy chú gà sống sót đậu trên ngọn cây cao, hoảng hốt.
* Hình ảnh con người trong cuộc đấu tranh vật lộn với bão lụt:
- Người lớn hối hả, tất bật lo phòng chống, nét mặt lo âu, trẻ em ngơ ngác… làm lều tạm ở những nơi cao.
- Lực lượng cứu hộ: tàu của hải quân, của các xí nghiệp đánh bắt cá cho xuồng vào cứu dân, trực thăng bay lượng quanh để cứu nạn.
- Bộ đội, công an bằng các phương tiện nhanh chóng, khẩn trương đưa con người thoát khỏi hiểm nguy.
- Các đoàn thể cứu trọ đem áo mưa, mì và lương khô, thuốc… tiếp tế. Chăn màn, quần áo, đồ dùng tối thiểu được chuyển tới kịp thời.
* Cảm nghĩ của người viết:
- Xót thương, thông cảm, hiểu sâu sắc câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”.
- Cảm động trước sự dũng cảm quên mình của lực lượng cứu hộ, tấm lòng yêu thương chia sẻ của đồng bào cả nước.
- Trong nhà trường: thành lập quỹ giúp đỡ các bạn ở vùng lụt.
3. Kết bài:
- Mong muốn con người có sức mạnh chế ngự thiên tai, bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái.
- Mong sự bình ổn của thời tiết, môi trường.