* Về kinh tế:
- Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ , nhiều công trình kiến trúc đc xây dựng
- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ
+ Người dân bị cướp ruộng đất
+ Tô thuế nặng nề
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
+ Kinh tế nước ta ngày càng đi xuống
+ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.
* Văn hóa , giáo dục
- Duy trì nền giáo dục phong kiến cũ nát của nhà Nguyễn
- Mở một số trường học và cơ sở y tế, văn hoá, đưa tiếng Pháp vào chương trình học bắt buộc ở bậc Trung học nhằm đào tạo tay sai biến nước ta thành thuộc địa của chúng
= > Những chính sách của thực dân Pháp đã tạo ra tầng lớp tay sai, kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt.