Lý Thường Kiệt là một vị tướng tài hoa của dân tộc, ông đã dẫn dắt quân ta đánh thắng quân Tống triều đại vua Lý Nhân Tông. Bài thơ Nam quốc sơn hà ( Sông núi nước Nam) của ông đã trở thành bản tuyên ngôn đầu tiên của nước Việt Nam ta. Bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào chủ quyền thiêng liêng ấy.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bài tuyên ngôn dựa trên hàng loạt những lý lẽ có căn cứ. Đầu tiên, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, “Đế” và “Vương” đều là vua nhưng Đế được coi là lớn hơn Vương, vì thế tác giả dùng từ Đế để tôn vinh vua nước Nam sánh ngang hàng với các vua Trung Hoa. “ Sơn hà” không chỉ đơn thuần là sông núi mà còn là đất nước, đất nước ta ở đâu thì vua ở đó, vua cai quản nhân dân và làm cho đất nước giàu mạnh. Câu đầu tiên này đã đưa ra một lý lẽ: Nước Nam là của vua Nam, không ai có quyền phủ nhận điều đó.
Xem thêm: Soạn văn bài Tập làm văn: Luyện tập làm đơn
Lý lẽ thứ hai nằm trong câu thơ “ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”- “Rành rành địa phận tại sách trời”. Chân lý về chủ quyền của đất nước đã được quy định, ghi nhận và ghi chép rõ ràng tại sách trời. Đối với loài người, “trời” là một thế lực siêu nhiên, công bình nhất, mọi hoạt động của con người đều được dõi theo và ghi lại trong sách trời. Tạo hóa đã định sẵn nước Nam là của người Nam. Chữ “ tiệt nhiên” như thể đang chỉ cho tất thảy nhân gian thấy được chủ quyền được ban từ đấng cao. Đó cũng là một cách khẳng định đanh thép về điều hiển nhiên không thể thay đổi về quyền làm chủ và độc lập của nhân dân ta.