Em hãy thảo luận và chia sẻ với các bạn trong lớp về ý nghĩa của câu ca dao sau: Được mùa chớ phụ ngô khoai Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng. (Ca dao)

Các câu hỏi liên quan

Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ Bác Hồ là một tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Hằng ngày, trong mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá ba món và thường là các món dân dã như: tương cà, dưa, cá kho,... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi nẫu", nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương. Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Bác luôn nghĩ đến người nghèo: “Lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi để nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước, cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa 1 bơ*) để cứu dân nghèo." Bác tiết kiệm từ những cái nhỏ nhất. Bác nói: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to." Và Bác khẳng định: “Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Nhờ tiết kiệm mà lợi cho dân rất nhiều." (Phỏng theo bài Sẻ cơm nhường áo đăng trên báo Cứu quốc - Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, tập 4, trang 33, 2011) (*) Nău: quả chín mềm nhũn đến mức như sắp nát ra. (**) Bơ: vỏ hộp sữa bò. 1. Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện lối sống tiết kiệm của Bác Hồ? 2. Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu tiết kiệm là gì? Vì sao chúng ta phải tiết kiệm? 3. Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?