Bài làm
Con người dù trong bất cứ thời đại nào, dù là trước đây, bây giờ hay sau này cũng cần có cho mình những đức tính quý báu, nhân phẩm tốt đẹp. Những câu ca dao như “có chí thì nên” hay “có công mài sắt có ngày nên kim” đã được ông cha ta truyền lại biết bao đời nay, đó là đức tính “kiên trì”.
Vậy “kiên trì” là gì? Kiên trì là một phẩm chất tốt đạp mà mỗi người chúng ta cần phải có để rèn luyện bản thân mình. Kiên trì, bền bỉ trong cuộc sống, trong học tập và trong công việc sẽ là chìa khóa mở được kho báu của sự thành công. Có thể nói sự thành công không bao giờ phụ thuộc vào vận may mà là nhờ vào sự kiên trì, nỗ lực của mỗi người. Trong bài thơ Rễ của tác giả Nguyễn Minh Khiêm, đức tính kiên trì đã được thể hiện rất rõ nét qua hình ảnh rễ cây. Lòng kiên trì là một phẩm chất tốt đẹp, là sự nhẫn nại, quyết tâm đạt được mục tiêu mình đã đề ra, không chùn bước trước chướng ngại cản đường. Khi chúng ta vạch ra kế hoạch và quyết tâm theo đuổi nó đến cùng, đó là lòng kiên trì, và chắc chắn chúng ta sẽ đạt được một kết quả như mong đợi. Vậy tại sao phải “kiên trì”? Giống như rễ cây phải “lầm lũi trong đất”, phải “lam lũ, cực nhọc, đen đúa”chỉ “vì tầm cao trên đầu” chỉ cái đích mà rễ vươn tới, là điều mà con người mong muốn và là thứ con người đạt được khi kiên trì. Lòng kiên trì không phải rèn luyện trong ngày một, ngày 2 mà là cả một quá trình. Người có lòng kiên trì thường rất chăm chỉ trong công việc hằng ngày. Ví dụ như Ê-đi-son đã tìm tòi, nghiên cứu cách tạo ra bóng đèn tròn nhưng ông vẫn kiên trì, nhẫn nại tìm tòi, nghiên cứu sau 10.000 lần thất bại và cuối cùng ông cũng đã thành công. Chính vì sự kiên trì giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực từ đó không dễ dàng bị vấp ngã, làm cho con người trở nên bản lĩnh hơn, không sợ hãi hay lùi bước trước những khó khan có thể xảy ra trong cuộc sống. Họ luôn cố gắng phấn đấu để thực hiện ước mơ của bản thân. Trên con đường thực hiện ước mơ đó có thể sẽ khó khan, những giọt nước mắt, những lúc vấp ngã tưởng chừng như sẽ không đứng dậy được . Những lúc như thế, chính lòn kiên trì sữ tiếp thêm cho chúng ta động lực, niềm tin để bước qua những thất bại đó. Đức tính kiên trì trong đoạn đầu như một lời khuyên, lời nhắc nhở với mỗi người, đừng nản lòng mà hãy cố gắng hơn nữa để có thể thu được “trái ngọt”. Lòng kiên trì khiến a trở nên hoàn thiện bản thân hơn. Chính lòng lòng kiên trì giúp bạn tiến xa hơn mỗi ngày, là một yếu tố không thể thiếu. Giống như rễ “dẫu phải xuyên qua bao tầng lớp đá/ thì rễ vẫn đi tìm”. Để đạt được mục đích, lí tưởng sống cao đẹp của mình, rễ đã phải đánh đổi, hi sinh nhiều thứ. Để cuối cùng có thể đạt được mục tiêu là “câ chạm tới mây biếc”. Với hai câu cuối của bài thơ: “Nhưng với cây, bài ca đích thực/ là từ rễ cất lên.” Là cách lí giải của tác giả về giá trị của rễ. Đây cũng chính là sự ẩn dụ cho những cống hiến thầm lặng, những nổ lực phán đấu đầy gian khổ và ý chí quyết tâm hay nói cách khác là sự kiên trì của con người để có được những thành quả tốt đẹp trong cuộc đời. Trong cuộc sống có những người kiên trì cũng có những người thiếu kiên trì dẫn đến không thành công. Chính vì vậy hãy rèn luyện đức tính kiên trì cho bản thân mình. Lòng kiên trì không phải một, hai ngày mà là cả một quá trình. Mỗi ngày chúng ta có thể rèn luyện đức tính kiên trì đó bằng nhiều cách. Chẳng hạn khi gặp một bài toán khó, bạn hãy kh=iên nhẫn bình tĩnh tìm cách giải quyết đừng vội nản chí khi chưa tìm ra đáp án. Nếu bạn không kiên trì, chỉ thực hiện một, hai lần chắc gì đã ra!
Lòng kiên trì là một phẩm chất tốt đẹp, là sự nhẫn nại, quyết tâm đạt được mục tiêu mình đã đề ra, không chùn bước trước chứng ngại cản đường. Khi chúng ta vạch ra kế hoạch và quyết tâm theo đuổi nó tới cùng, đó là lòng kiên trì và chắc chắn chúng ta sẽ đạt được một kết quả như mong đợi.