Phân tích hình ảnh Ông đồ:
Cứ mỗi năm, khi mùa xuân tới trong cái tiết trời se lạnh người người lại náo nức chuẩn bị đón chào một năm mới. Sự bộn bề của cuộc sống, sự giục giã của thời gian hối thúc mỗi con người. Cái cảm giác về không khí những ngày tết sắp đến với hoa đào nở rộ trên những con đường phố rực rỡ.
Hình ảnh của những gia đình làng quê đang nổi lửa gói bánh chưng. Hay hình ảnh của những ông cụ đồ viết chữ đầu xuân ngồi bên những vỉa hè bên đường dường như đã làm cho tôi nhớ lại những ký ức về bài thơ “Ông Đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên. Một hình ảnh dường như đã đi sâu vào truyền thống của dân tộc Việt Nam ta vào những ngày tết.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh gọi nhớ đến mùa xuân và những ông đồ già xuất hiện
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”
Cứ như một vòng tuần hoàn của cuộc sống lặp đi lặp lại. Mùa xuân nào hoa đào chẳng nở, mùa xuân nào chẳng thấy ông đồ bên những con phố đông người qua. Cứ nhắc đến thời gian hoa đào nở là chắc chắn sẽ có ông đồ già đang ngồi cặm cụi viết chữ. Đó là hai hình ảnh không thể thiếu trong mùa xuân.
Hình ảnh hoa đào chắc hẳn ai cũng biết nó có màu đỏ, giấy viết của ông đồ cũng màu đỏ. Trong cái tiết trời xuân trong xanh, rực rỡ lên là màu sắc đỏ nổi bật lên trên cả một con phố đông người qua. Ông đồ với những khay “mực tàu giấy đỏ” đang thu hút mọi cái nhìn. Và rồi người ta tiến đến nhờ ông viết chữ
“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Hết người này lại hết người nọ, và cứ mỗi ngày xuân như thế rất đông người thuê ông đồ viết chữ. Những nét bút tài hoa, như rồng bay phượng múa, khiến cho bao người phải trầm trồ thán phục tài năng của những ông đồ. Những nét bút, nét chữ được thảo bằng những hoa tay tài ba và khéo léo trong cái ngày xuân rộn ràng. Đã tạo sự chú ý cho bao người và bao người mong muốn được bàn tay tài hoa đó phác thảo cho những câu đối, dòng chữ để mang về.
Nét thơ của nhà thơ Đình Vũ ở đây cũng thực sự tài hoa và khéo léo, khiến cho nét vẽ nét bút của những ông đồ cũng được nâng lên tầm cao nhất của thư họa “phượng múa rồng bay”.
Rồi bỗng chợt, người ta đã nhận ra trong cái xã hội hiện đại như ngày nay. Hình ảnh của những ông đồ già dường như đã thiếu vắng trong cái mùa xuân này, trong cái tết này. Một cái cảm giác nhung nhớ, và có chút gì đó hơi thê lương. Không còn thấy người người quây quanh những ông đồ, tấm tắc khen ngợi những nét bút tài hoa nữa. Một cảm giác hiu quạnh và vắng vẻ
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
Nếu như khổ thơ trên là sự tuần hoàn của một mùa xuân đến lại thấy hình ảnh ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ”. Thì khổ thơ sau lại là một sự tuần hoàn của một sự thiếu vắng hình ảnh ông đồ được thuê viết chữ năm xưa. Phải chăng là cuộc sống mưu sinh vất vả, bận rộn khiến người ta không còn để ý đến những ông đồ nữa.
“Giấy đỏ buồn không thắm” trong cái khung cảnh buồn nhớ, thê lương đó nhà thơ cũng như người đọc cảm thấy một cái gì đó u buồn, tàn phai theo năm tháng. Mực viết cũng không còn được đong đầy mà chỉ còn “đọng” lại chút trong “nghiên” tạo cái cảm giác sầu cảm thương nhớ.
“Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
Ông đồ năm xưa vẫn ngồi đó, người người vẫn đông đúc họ vẫn rảo bước. Nhưng người ta cũng chẳng ai cũng chẳng còn hay, chẳng còn để tâm đến ông đồ nữa. Nhà thơ dường như đang quở trách cái xã hội này dường như đang ngày càng trở nên vô tâm. Đang ngày càng hờ hững với những giá trị truyền thống trong những ngày tết mùa xuân.
Người ta đã không còn trân trọng với những giá trị từ nét bút của nét chữ ông đồ ngày xưa. Một thời huy hoàng đã qua đi, giờ chỉ còn ông đồ ngồi đó trong tiết trời mưa bụi bay, những chiếc lá vàng còn sót lại rơi trên giấy. Những chiếc lá vàng dường như cũng như cuộc đời của ông đồ, cuối cùng rồi cũng úa tàn.
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ”
Vẫn thế mùa xuân hoa đào lại nở, nhưng cái vòng tuần hoàn của một con người trong tiết trời xuân đó không còn nữa. “ông đồ xưa” không còn ngồi đó, phải chăng ông đã đi nơi khác, hay ông đã từ giã cõi trần vì tuổi già.
Tác giả Vũ Đình Liên đã làm sống dậy trong tâm hồn người đọc những nỗi niềm luyến tiếc khôn nguôi. Những người vẫn còn nhớ tới ông đồ năm xưa . Và giờ đây mới thực sự nhận ra một sự thiếu vắng điều gì đó trong những ngày xuân tết đến. Nhưng mà mọi thứ thực sự đã quá muộn họ cũng không thể gặp lại ông nữa bởi “hồn” của ông đồ giờ đây đã ở nơi khác.
Suy nghĩ:
Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau.Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!