Cho 0,3 mol axit X đơn chức trộn với 0,25 mol ancol etylic đem thực hiện phản ứng este hóa thu được thu được 18 gam este. Tách lấy lượng ancol và axit dư cho tác dụng với Na thấy thoát ra 2,128 lít H2. Vậy công thức của axit và hiệu suất phản ứng este hóa là A. CH3COOH, H% = 68%. B. CH2=CH–COOH, H%= 78% C. CH2=CH–COOH, H% = 72%. D. CH3COOH, H% = 72%.
Axit ε-amino caproic được dùng để điều chế nilon-6. Công thức của axit ε-amino caproic là?A. H2N–(CH2)6–COOH. B. H2N–(CH2)4–COOH. C. H2N–(CH2)3–COOH. D. H2N–(CH2)5–COOH.
Cho các chất : axit propionic (X), axit axetic (Y); ancol etylic (Z); và metyl axetat (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi làA. T, Z, Y, X B. Z, T, Y, X C. T, X , Y, Z D. Y, T, X, Z
Ống nghiệm chứa 103 nguyên tử của một nguyên tố phóng xạ X có chu kì bán rã T. Sau khoảng thời gian t = , trong ống nghiệm còn bao nhiêu nguyên tử X?A. Gần 750 nguyên tử X. B. Gần 500 nguyên tử X. C. Gần 250 nguyên tử X. D. Gần 100 nguyên tử X.
Cắm 2 lá kim loại Zn và Cu nối với nhau bằng một sợi dây dẫn vào cốc thuỷ tinh. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thuỷ tinh đó thấy khí H2 thoát ra từ lá Cu. Giải thích nào sau đây không đúng với thí nghiệm trên? A. Ở cực dương xảy ra quá trình khử 2H+ + 2e → H2. B. Ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá: Zn → Zn2+ + 2e. C. Cu đã tác dụng với H2SO4 sinh ra H2. D. Zn bị ăn mòn điện hoá và sinh ra dòng điện.
Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng hỗn hợp 2 este. Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng P2O5 dư và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 6,21 gam, còn bình (2) thi được 34,5 gam kết tủa. Các este trên thuộc loại este nào sau đây?A. Este no, đơn chức, mạch hở. B. Este không no. C. Este thơm. D. Este đa chức.
Loại phản ứng hoá học nào xảy ra trong sự ăn mòn kim loại?A. Phản ứng thế. B. Phản ứng oxi hoá - khử. C. Phản ứng phân huỷ. D. Phản ứng hoá hợp.
Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch làA. Zn, Cu2+. B. Zn, Ag+. C. Ag, Cu2+. D. Zn, Ag+.
Giả sử ban đầu có Z prôtôn và N nơtron đứng yên, chưa liên kết với nhau, có khối lượng tổng cộng là m0, khi chúng kết hợp lại với nhau thì tạo thành một hạt nhân có khối lượng m. Gọi c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Năng lượng liên kết của hạt nhân này được xác định bởi biểu thức:A. ΔE = (m0 - m).c2. B. ΔE = m0.c2. C. ΔE = m.c2. D. ΔE = (m0 - m).c.
Cho phản ứng hạt nhân sau: α + N714 →p + O817. Hạt α chuyển động với động năng Kα = 9,7MeV đến bắn vào hạt N đứng yên, sau phản ứng hạt p có động năng KP = 7,0MeV. Cho biết: mN = 14,003074u; mP = 1,007825u; mO = 16,999133u; mα = 4,002603u. Xác định góc giữa các phương chuyển động của hạt α và hạt p?A. 250 B. 410 C. 520 D. 600
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến