Gửi bạn nhá ^^!
"Tức nước vỡ bờ" là văn bản trích từ tác phẩm "Tắt Đèn" của tác giả Ngô Tất Tố, đoạn trích phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công hình ảnh Chị Dậu với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nghèo khổ nhưng cuối cùng xã hội phong kiến đã dồn ép chị với số phận bi thảm. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đớn như đứt từng khúc ruột. Con giun xéo lắm cũng quằn, khi bị dồn vào thế chân tường, chị quyết dùng hành động để chống trả bọn cai lệ và lí trưởng. Chịu một cái tát giáng vào mặt, chị càng vùng dậy mạnh mẽ, quyết liệt, thách thức bọn cường hào quan lại.Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đầy đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Chị là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.
Chú thích : In đậm là câu ghép
In đậm + Gạch dưới là câu phủ định
*Câu ghép là câu do được ghép lại từ nhiều vế (từ hai vế trở lên), mỗi một vế câu sẽ có đủ cấu trúc của câu tức là có một cụm chủ ngữ – vị ngữ, câu ghép thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý với nhau cũng như thể hiện mối quan hệ với các câu khác trong một đoạn hay một bài văn.
@Hamynguyen2911
Xin 5* và ctlhn ^^!