1)
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sạch sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác.Trung bình có khoảng 1,5 triệu trẻ em bị chết do bệnh tiêu chảy mỗi năm. Theo ước tính của WHO, cho tới nay có khoảng 130 triệu người đang phải đối mặt với việc dùng nước bi nhiễm arsenic với nồng độ cao hơn nồng độ cho phép là 10 mg/lít. Vì vậy, vai trò của nước sạch với đời sống quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp đang gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự bùng nổ dân số. Theo kết quả đánh giá năm 1999 có 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75% là tổng lượng nước cần dùng của cả nước. Con số này tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào năm 2010. Đạt 41 km3 (chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km3 (năm 1990) và 60 km3 năm 2000 (chiếm 85%) là tổng lượng nước dùng để tưới cho cây trồng, con số này chiếm tỉ lệ khá cao. Lượng nước dùng cho nông nghiệp vào mùa cạn là rất lớn. Tổng lượng nước cần sử dụng trong mùa cạn năm 2000 đạt tới 70,7 km3, chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong mùa cạn hay 51% tổng lượng dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%.
Ở rất nhiều vùng và lưu vực sông, lượng nước cần dùng có thể gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung cấp, nghĩa là chẳng những vượt quá xa ngưỡng lượng nước cần có để duy trì sinh thái mà còn không có nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
Như trên đã nêu, sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng.
Những rừng xanh bạt ngàn ở Trường Sơn, Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc đang bị chặt phá để lại những núi đồi trơ trọi, xám ngắt, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực… đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít.
2.Đô thị hóa.
Ngày càng có nhiều người di chuyển vào các thành phố và thị trấn, điều này cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước do:
- Sự xáo trộn vật lý đất đai do xây dựng nhà cửa, công nghiệp, đường xá,…
- Ô nhiễm hóa học từ các ngành công nghiệp, mỏ, …
- Nước thải đô thị không được xử lý đúng cách và đầy đủ.
- Hoạt động chăm sóc cây trồng bằng phân bón hóa học. Sinh vật tăng trưởng chứa nhiều nitrat và phốt phát. Khi loại thực vật này chết và phân hủy, vi khuẩn sử dụng oxi trong nước. Việc giảm nồng độ oxi này dẫn đến cái chết của các sinh vật khác do thiếu oxi.
- Hoạt động xả rác trực tiếp xuống sông ngòi của con người.
Nạn phá rừng
Hoạt động khai phá rừng phát triển kinh tế cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước. Khi đất không được bảo vệ bởi thảm thực vật, chúng bị xói mòn. Điều này có thể tạo phù xa cho vùng hạ lưu. Mặt khác nó làm tăng độ đục của nước. Gây ra các vấn đề:
- Bụi, đất, cát có thể chặn mang cá, gây hại cho các sinh vật. Là nguyên nhân khiến chỉ số tss trong nước tăng cao.
- Thực vật dưới nước không thể quang hợp vì không (hoặc có ít tia nắng mặt trời chiếu tới chúng).
- Nguy cơ bệnh tật gia tăng vì vi khuẩn và vi rút sử dụng những hạt đất làm phương pháp vận chuyển.
Xây đập.
Các đập thủy điện cung cấp nguồn điện lớn cho sinh hoạt, đồng thời có nhiệm vụ điều tiết lượng nước cho tưới tiêu. Tuy nhiên đập cũng có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Nước chảy ra từ đập:
- Làm giảm các chất dinh dưỡng lơ lửng khi một phần lớn đã bị lắng xuống đáy đập.
- Làm cạn kiệt chất dinh dưỡng.
- Thường mặn hơn.
từ đó tác động bất lợi đối với nông nghiệp và thủy sản ở hạ nguồn.
VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHÁC.
3) Giữ sạch nguồn nước: không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp nước thải vào nguồn nước, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn, tốt nhất là không sử dụng những loại chất hóa học này.